Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/01/2011 - 19:11
(Thanh tra)-Tính bình quân trong giai đoạn từ năm 2000 - 2010, tăng trưởng giá trị sản xuất của nông nghiệp đạt gần 5,5%/năm. Gần đây, mặc dù trung bình mỗi năm giảm đi khoảng 70.000 ha đất nông nghiệp, trên 100 nghìn lao động, tỷ trọng trong đầu tư xã hội giảm, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng nông, lâm, thủy sản vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 3,8%/năm. Chặng đường 2010 - 2020 đang đặt ra những thử thách nhiều hơn.
10 năm thành tựu
Có thể nói, trong 10 năm qua, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước tăng trưởng khá nhanh và tiếp tục phát triển, đạt nhiều thành công lớn. Từ việc chuyển biến tích cực của cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, đến tăng nhanh xuất khẩu một số mặt hàng, nhất là gạo.
Bắt đầu từ những chủ trương đúng đắn từ sau nghị quyết của các kỳ Đại hội lần thứ V, và Chỉ thị 100/CT/TW về mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp, đã đánh dấu bước đột phá tư duy kinh tế, thúc đẩy quá trình đổi mới nông nghiệp, sản lượng lúa tăng 27%. Rồi Đại hội lần thứ VI của Đảng với tinh thần đổi mới thể chế và chính sách kinh tế, công nhận sự tồn tại và vai trò của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, và Nghị quyết số 10 - NQ/TW về đổi mới quản lý nông nghiệp, góp phần xác lập một vị thế Việt Nam mới trên thị trường quốc tế khi trở lại thị trường xuất khẩu gạo sau hơn 40 năm vắng bóng.
Những giá trị mà kinh tế nông nghiệp đem lại cũng là kết quả thừa hưởng chủ trương từ Đại hội Lần thứ VII, với khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bên cạnh chủ trương phá vỡ thế độc canh cây lúa, giao quyền sở hữu các tư liệu sản xuất, quyền sử dụng đất lâu dài cho nông hộ…, Nhà nước tiếp thêm tài nguyên vốn, kiến thức khoa học cho sản xuất nông nghiệp; cùng thời gian này, Luật đất đai 1991 ra đời, xác lập việc hộ gia đình được giao đất để sử dụng từ 20 đến 50 năm; được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ổn định lâu dài,… Những nền tảng cơ sở đó đã giúp nông nghiệp tiến một bước dài, phát triển nông nghiệp tăng bình quân 4,3%/năm. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 35,64 triệu tấn năm 2000. Nông nghiệp phát triển theo xu thế sản xuất hàng hóa.
Phát triển nông nghiệp - nông thôn đóng vai trò chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, mà trước hết, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tạo động lực cho phát triển nông nghiệp, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng và xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân.
Điểm nhấn của kinh tế nông nghiệp trong hơn 10 năm qua dễ thấy từ sau khi Đại hội đại hội Đảng thứ IX đề ra nhiệm vụ đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch rõ rệt, mặc dù diện tích lúa giảm 180.000 ha, nhưng sản lượng thu hoạch từ 32,5 triệu tấn trong năm 2000 tăng gần 36 triệu tấn vào năm 2005. Xuất khẩu nông sản năm 2005 đạt kỷ lục 5,8 tỉ USD (tăng trưởng 29%). Tính riêng giai đoạn 2000 - 2007, nông nghiệp Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 5,24%/năm về giá trị tổng sản lượng và 3,71%/ năm về giá trị gia tăng.
10 năm chiến lược
Không ai có thể phủ nhận vai trò và sức phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn 10 năm qua. Tuy nhiên trong chuỗi giá trị đó, để nông nghiệp tiến thêm một bước mới cũng cần có những nhìn nhận xác đáng. Đó là những tồn tại được Bộ NN và PTNN nêu ra tại “Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2020”. Theo đó, nông nghiệp, nông thôn đang đứng trước những khó khăn to lớn như tăng trưởng kém bền vững và cạnh tranh thấp; Nông sản chất lượng thấp, hiệu quả thấp, vệ sinh an toàn thực phẩm kém; Lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ nông thôn chậm phát triển; Tổ chức, thể chế nông thôn chậm đổi mới; So với đô thị, thu nhập của nông thôn còn thấp, tỷ lệ nghèo cao; Ô nhiễm môi trường tăng, nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức…
“Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010 - 2020” cũng chỉ rõ các nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Nhận thức vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập; Chất lượng của chính sách chưa cao, triển khai chưa tốt; Cải cách hành chính chậm, quản lý Nhà nước còn nhiều bất cập; Bộ máy tổ chức ngành nông nghiệp nông thôn còn yếu; Đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn thấp; Xuất phát điểm của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp; Diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh, thị trường phức tạp; Chất lượng kết cấu hạ tầng và dịch vụ phục vụ nông nghiệp, nông thôn thấp… Tất cả là bài toán (có lẽ không mới) đang đặt ra cho các cấp chính quyền, các nhà khoa học và những người yêu nông nghiệp, nông thôn.
Cho dù thực tiễn hơn 20 năm đổi mới, thành công trong nông nghiệp đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị như: Đã xác định đúng vai trò nông nghiệp, nông thôn trong quá trình phát triển kinh tế; Phát triển nông nghiệp, nông thôn phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường; Những chủ trương, chính sách cho nông nghiệp, nông thôn phải xuất phát từ thực tiễn; Đã từng bước tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho cư dân nông thôn, chú trọng phát triển khoa học công nghệ, tạo bước đột phá cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả nông nghiệp...
Cũng cần nhắc nhớ rằng, hiện có hơn 70% hộ với hàng triệu lao động đang có mặt và tham gia trực tiếp trong tiến trình phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Bài toán chiến lược cho giai đoạn 10 năm tới đây cũng không thể tách rời chủ trương công nghiệp hoá đất nước. Khi đó, Diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần, nhường chỗ cho mặt trận công nghiệp (theo điều tra của Bộ NN và PTNT, trung bình mỗi héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của 10 lao động).
Tính tất yếu của qui luật này đang đặt ra nhiều hơn những áp lực trong tư duy. Bài toán đang đặt ra cho các cấp chính quyền, các nhà khoa học và những người yêu nông nghiệp, nông thôn như đã nói sẽ càng đòi thêm nhiều luận cứ mới để chứng minh cho được “Bổ đề cơ bản về nông nghiệp và nông thôn” Việt Nam.
Tấn Lộc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình