Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 28/02/2012 - 14:21
(Thanh tra)- Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá Thừa Thiên - Huế, có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất với nhiều hình thức như: Quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh. Sự phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương.
Hệ đầm phá Tam Giang có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với trên 21.594 ha, có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm
Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn đã gây ra các tác động môi trường ngày càng ngiêm trọng. Nếu không được xử lý triệt để, có thể gây mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản.
Trước thực trạng trên, Đề tài Nghiên cứu Xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế của các tác giả Nguyễn Thị Phương Anh và Nguyễn Thị Thanh Hải (Khoa Tài nguyên Đất và Môi trường Nông nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế) được triển khai.
Trên cơ sở các số liệu thu thập từ các phiếu điều tra của 20 hộ nuôi tôm ở thôn 1 (xã Quảng Đông), các nhà khoa học đã thu được kết quả bước đầu là phần lớn giá trị SCI (chỉ số trích dẫn khoa học đối với các hình thức nuôi) là khá bền vững, chỉ có 3 hộ nuôi cho kết quả kém bền vững.
Đánh giá tính bền vững của các hình thức nuôi tôm quảng canh cải tiến thì nuôi thâm canh có giá trị SCI mang tính bền vững cao hơn nuôi bán thâm canh. Tuy nhiên, hình thức nuôi bán thâm canh lại được sử dụng nhiều nhất vì phù hợp với nhiều địa phương. Còn hình thức nuôi quảng canh cải tiến cho hiệu quả kinh tế cao nhưng rủi ro lớn.
Từ kết quả nghiên cứu thực tế, các nhà khoa học đã đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý việc phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công. Cụ thể: Cần quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản về diện tích nuôi tôm, cơ sở hạ tầng, phương thức, đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi tôm.
Quản lý và bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và môi trường vùng đầm phá. Nguồn nước, nguồn hóa chất và chế phẩm được sử dụng, nguồn giống, thức ăn, phòng ngừa dịch bệnh xảy ra theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các nhà khoa học khuyến cáo ngành Thủy sản cần liên kết chặt chẽ với các ngành khác nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm và khắc phục những ảnh hưởng của nghề nuôi tôm gây ra. Đây là việc làm quan trọng giúp cho hộ nuôi tôm thấy được những lợi ích và tác hại của ngành nuôi tôm, từ đó tìm ra biện pháp phát triển lâu dài và bền vững.
Nam San
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương