Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/06/2011 - 16:01
(Thanh tra) - Đây là lúc cần sự chia sẻ, sự hy sinh quyền lợi riêng cho mục đích chung là kiềm chế lạm phát. Do vậy, việc kiểm soát nhập siêu không thể chỉ bằng những chính sách vĩ mô, bằng mệnh lệnh hành chính. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tiêu dùng của người dân và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhập siêu thực chất chính là tiêu xài quá mức khả năng của nền kinh tế. Một trong những giải pháp quan trọng nhằm kiềm chế lạm phát là phải kiểm soát được nhập siêu. Nếu buông lỏng nhập siêu, thì khả năng kiềm chế lạm phát sẽ rất khó khăn.
Tuy nhiên, nhập siêu tháng 5/2011 tiếp tục tăng mạnh, khoảng 1,7 tỷ USD - cao nhất trong 17 tháng qua, nâng tổng giá trị nhập siêu trong năm tháng đầu năm lên gần 6,6 tỉ USD. Đây là những con số rất đáng báo động, bởi thời gian qua, nhằm kiềm chế nhập siêu các bộ ngành đã triển khai nhiều biện pháp như: Bắt buộc các mặt hàng ôtô dưới 16 chỗ, rượu, điện thoại di động chỉ được nhập về qua một số cảng biển; hạn chế cho vay bằng ngoại tệ; tăng thuế nhập khẩu với khoảng 100 dòng thuế thuộc danh mục hàng hoá không khuyến khích nhập khẩu...
Thế nhưng, những tháng đầu năm, ôtô hạng sang trị giá hàng trăm ngàn USD/chiếc được nhập về VN khá nhiều, góp phần làm con số nhập siêu trong năm tháng đầu năm "nở nồi".
Tỷ lệ nhập siêu vẫn quá cao như vậy cho thấy nhiều chính sách đã chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhằm thắt chặt thêm nhập siêu, từ ngày 01/6/2011, các mặt hàng rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động (trừ hành lý mang theo của khách nhập cảnh) chỉ được nhập khẩu, thông quan tại 3 cảng biển quốc tế là Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Các chuyên gia cho rằng, biện pháp siết chặt nhập khẩu và kinh doanh bằng các thủ tục hành chính đôi khi cũng rất cần thiết đối với một số ít mặt hàng (như rượu, thuốc lá, các hàng xa xỉ…).
Người tiêu dùng Việt Nam hút thuốc lá ngoại, nhậu rượu, bia đắt tiền, đi xe hơi xịn, ngay cả dùng máy bay cao cấp… để thể hiện đẳng cấp “đại gia” đang trở nên phổ biến. Gần đây, ở Hà Nội lại xuất hiện phở 400/USD/tô. Loại phở này chỉ có sự khác biệt là thịt bò Kobe nhập từ Nhật Bản. Tuy giá cao ngất như thế, nhưng quán vẫn đông khách nườm nượp. Thực tế này cho thấy, tâm lý “sính ngoại” của người tiêu dùng Việt Nam còn khá nặng. Những gì được nhập ngoại thường được đồng nghĩa với sự sang trọng. Và tô phở sáng cũng không ngoại lệ. Nó được coi là giá trị để thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng và đó là lý do để chúng ta phải tung một lượng lớn ngoại tệ nhập khẩu các mặt hàng vốn được xem là thế mạnh của Việt Nam.
Qua việc nhập siêu các mặt hàng xa xí phẩm, hoặc các mặt hàng trong nước đã sản xuất rất tốt cũng có sự “góp phần” của doanh nghiệp. Chúng ta đã sản xuất đường, muối, thịt gia súc, gia cầm… với sản lượng lớn, nhưng khi thấy thị trường có vẻ thiếu hụt lập tức các doanh nghiệp trong nước tăng giá ngay. Giá cả tăng cao thì các doanh nghiệp nhập khẩu nhận thấy đây là cơ hội làm ăn của mình liền nhập vào. Và cứ như vậy, trong nhiều năm qua, vấn đề nhập siêu các mặt hàng này cứ theo… “lối cũ ta về”.
Một thực tế đang diễn ra hiện nay là nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng điện máy, điện tăng cao. Nguyên do là thời điểm này, các hãng điện tử trên thế giới tung ra nhiều sản phẩm mới cho năm 2011. Một cuộc điều tra của ngành Công thương mới đây cho thấy, nếu trước đây hàng điện tử, điện máy sản xuất, lắp ráp trong nước bày bán tại các trung tâm thương mại, siêu thị điện máy thường chiếm tỉ lệ 70% - 80%, thì nay hàng nhập khẩu đang chiếm ưu thế. Chẳng hạn mặt hàng tivi, trước đây hàng sản xuất trong nước chiếm 70% - 80% thị trường thì nay hàng nhập khẩu nguyên chiếc đã chiếm hơn 60%. Các mặt hàng tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt nhập khẩu nguyên chiếc cũng đã chiếm trên 50%. Hàng điện gia dụng nhập khẩu chiếm hơn 80%.
Riêng các mặt hàng kỹ thuật số gần như nhập khẩu 100%... Theo giới kinh doanh hàng điện tử tại TP. Hồ Chí Minh, thuế nhập khẩu các mặt hàng điện tử từ khu vực AFTA hiện chỉ còn khoảng 5%, sắp tới sẽ còn tiếp tục giảm theo lộ trình cũng là lý do khiến hàng nhập khẩu về nhiều. Đây là lý do khiến các hãng điện tử tại Việt Nam đang rút dần khỏi lĩnh vực sản xuất, lắp ráp để chuyển sang nhập khẩu, phân phối. Hiện nhiều hãng điện tử nhập khẩu với lượng hàng gấp 3- 4 lần so với lượng hàng sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam.
Nhập siêu cao thì lạm phát sẽ tăng, vấn đề ai cũng biết. Tuy nhiên, vì cái lợi cho riêng mình mà người tiêu dùng và doanh nghiệp đã góp phần đẩy nền kinh tế vào chỗ khó khăn.
Đây là lúc cần sự chia sẻ, sự hy sinh quyền lợi riêng cho mục đích chung là kiềm chế lạm phát. Do vậy, việc kiểm soát nhập siêu không thể chỉ bằng những chính sách vĩ mô, bằng mệnh lệnh hành chính. Nó còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tiêu dùng của người dân và đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Anh Huy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương