Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 01/07/2015 - 12:24
Qua 6 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu khoảng 3,75 tỷ USD, bằng 4,8% kim ngạch xuất khẩu, con số trên gần sát với chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra là 5% trong năm nay.
Ảnh chỉ mang tính minh họa (Nguồn: TTXVN)
Doanh nghiệp nội vẫn tiếp tục ảm đạm
Báo cáo tại buổi họp giao ban do Bộ Công Thương tổ chức sáng 1/7, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch cho biết, kim ngạch xuất khẩu trong tháng Sáu ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Tính chung, trong 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 77,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm.
Đáng chú ý, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất khẩu ước đạt 52,7 tỷ USD, tăng 29,8% so với cùng kỳ năm ngoái (chiếm 67,8% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong khi kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp trong nước chỉ đạt 22,86%, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đi vào chi tiết từng ngành hàng, theo lãnh đạo Vụ Kế hoạch, qua 6 tháng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản trong ước đạt 10,031 tỷ USD, trong đó các mặt hàng có kim ngạch giảm so với cùng kỳ là thủy sản ước đạt 3 tỷ USD, giảm 14,5%; cà phê ước đạt 1,4 tỷ USD, giảm 34,8%; gạo ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 8,9% và cao su ước đạt 464 triệu USD, giảm 5,2%...
Có thể thấy, lượng xuất khẩu giảm là nguyên nhân chính tác động đến mức tăng trưởng của nhóm nông, lâm nghiệp và thủy sản trong 6 tháng đầu năm.
Theo ông Vỵ, trong số 7 mặt hàng tính được về lượng thì có 4 mặt hàng suy giảm, trong đó càphê giảm 35%, chè giảm 5%, hạt tiêu giảm 16%, gạo giảm 4%. Tính chung lượng xuất khẩu của những mặt hàng này giảm đã làm kim ngạch xuất nhập khẩu chung của nhóm hụt khoảng 393 triệu USD.
Tương tự, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản cũng giảm mạnh, trong 6 tháng, nhóm này ước đạt 2,77 tỷ USD, giảm 45,5% so với cùng kỳ năm 2014.
"Tăng trưởng xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2015 bị ảnh hưởng mạnh do kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản và nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm khoảng 3,15 tỷ USD so với cùng kỳ," ông Vỵ nói.
Riêng nhóm hàng công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng 18,8% so với cùng kỳ năm 2014 đã đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu chung, qua 6 tháng xuất khẩu của nhóm này mang về 60,727 tỷ USD.
Ở chiều ngược lại, theo thống kê của Vụ Kế hoạch, kim ngạch nhập khẩu tháng Sáu ước đạt 15 tỷ USD, đưa kim ngạch 6 tháng lên gần 81,5 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, khối doanh nghiệp FDI nhập khẩu ước đạt 48,8 tỷ USD, tăng 25,5%, còn khối doanh nghiệp trong nước cũng nhập tới 32,7 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhóm hàng cần nhập khẩu ước đạt 71,9 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhóm cần kiểm soát nhập khẩu ước đạt 3,17 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ và nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu ước đạt 3,06 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Như vậy, 6 tháng đầu năm, cả nước nhập siêu khoảng 3,75 tỷ USD, bằng 4,8% kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, khu vực FDI (kể cả dầu thô) xuất siêu gần 6,07 tỷ USD ngược lại khu vực doanh nghiệp trong nước lại nhập siêu ước khoảng 9,83 tỷ USD.
Riêng thị trường Trung Quốc, 6 tháng nhập siêu ước đạt 16,7 tỷ USD, trong đó nhập nhiều nhất là máy móc thiết bị, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất...
Kiểm soát chặt nhóm hàng hạn chế nhập khẩu để kiểm soát nhập siêu (Ảnh: TTXVN)
Đẩy mạnh các giải pháp để hoàn thành mục tiêu
Qua 6 tháng, xuất khẩu mới đạt 77,7 tỷ USD, trong khi mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cả năm là 165 tỷ USD, đây là một thách thức không nhỏ của ngành công thương trong những tháng cuối năm.
Để hoàn thành mục tiêu trên, theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, đơn vị này cũng đã tham mưu cho Bộ Công Thương ban hành một số thông tư để kiểm soát nhập siêu phù hợp với các cam kết Hội nhập. Trong đó, việc nhập khẩu sẽ có sự phối hợp chặt chẽ của liên bộ để đảm bảo tính hiệu quả đối với từng mặt hàng cần phải kiểm soát.
Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ đẩy mạnh việc cải cách hành chính, cắt giảm các thủ tục không cần thiết trong xuất nhập khẩu, cụ thể là việc thực hiện cơ chế xuất khẩu qua mạng nhằm giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Trước dấu hiệu suy giảm của nhóm nông lâm thủy sản, tại buổi họp giao ban, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng yêu cầu các Vụ, Cục chức năng, phối hợp với các địa phương tăng cường các biện pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Cụ thể, trên lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng chỉ đạo phải đẩy mạnh sự liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và xuất khẩu. Trước mắt sẽ tập trung đẩy mạnh phát triển hệ thống thu mua và tiêu thụ hàng nông sản trong nước đồng thời có các biện pháp để kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng nông sản từ các thị trường nước ngoài vào Việt Nam.
Ngoài ra, nhằm đảm bảo thực hiện việc kiểm soát nhập siêu cả năm 2015 dưới mức 5%, lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết sẽ có những chính sách hợp lý nhằm kiểm soát chặt chẽ nhóm hàng hạn chế nhập khẩu và nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu. Đồng thời, thực hiện hàng loạt các giải pháp về Xúc tiến thương mại cũng như đàm phán các Hiệp định thương mại để gia tăng xuất khẩu../.
ĐỨC DUY (VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương