Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 06/04/2012 - 06:24
(Thanh tra)- Hết năm 2011, Việt Nam có 120 dây chuyền sản xuất xi măng, tổng công suất thiết kế gần 80 triệu tấn/năm. Dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng cho cả năm 2012 chỉ khoảng 58 triệu tấn. Vì vậy, nếu không tìm được lối ra, nhiều doanh nghiệp (DN) đã tính tới phương án phá sản.
Xi măng Hoàng Mai (ảnh Đình Tuệ)
Nhiều DN có nguy cơ phá sản
Điều đáng nói là, hầu hết DN đầu tư nhà máy xi măng đều sử dụng nguồn vốn vay. Trong đó, có những DN vay đến 80% tổng nguồn vốn đầu tư. Thậm chí, một số DN sử dụng nguồn vốn vay trong nước, với lãi suất 19 - 21,5%/năm.
Khi DN mất khả năng trả nợ thì quay sang cầu cứu Bộ Tài chính. Chẳng hạn Cty Xi măng Đồng Bành (Lạng Sơn), sau 4 năm xây dựng đã gia nhập thị trường xi măng vào cuối năm 2010. Nhưng chưa đầy 1 năm hoạt động, Cty này đã lỗ 141 tỉ đồng. Theo báo cáo mới nhất, Cty này không có khả năng trả nợ khoảng 45 triệu USD. Nhiều đơn vị nợ lớn như: Xi măng Thái Nguyên 59 triệu USD,Xi măng Tam Điệp 133 triệu USD, Xi măng Hoàng Mai 145 triệu USD.
Tính đến nay, tổng mức bảo lãnh của Chính phủ cho các D.A xi măng là 1.365 triệu USD với 16 dự án (D.A). Hiện, có thêm 4 D.A xi măng xin được bảo lãnh đang lâm vào tình trạng khó có khả năng trả nợ. Trong số đó, 3 đơn vị đang đề nghị bán lại nhà máy cho Tổng Cty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem), nhưng bản thân Vicem cũng đang chật vật với các khoản nợ đầu tư nên khó mà nhận về.
Theo đại diện Hội đồng Thành viên của Vicem, hầu hết D.A xi măng thường được đầu tư bằng ngoại tệ. Riêng tại Vicem, với 7 D.A đưa vào sản xuất trong năm 2011, dự kiến các DN sẽ phải trả khoản nợ khoảng 3.200 tỉ đồng, tương đương mức vốn đầu tư mới một nhà máy xi măng lớn.
Năm 2011, Vicem chỉ đặt ra mục tiêu lợi nhuận ở mức 1.251 tỉ đồng (giảm gần 350 tỉ đồng so với năm 2010) và chỉ đưa ra mức doanh thu tăng khoảng 5 - 10%. Thế nhưng, sơ bộ số lỗ chưa kiểm toán của Vicem 10 tháng của năm 2011 đã là 220 tỉ đồng, điều chưa từng xảy ra trong nhiều năm qua. Một DN có thương hiệu như Vicem mà thua lỗ nặng như vậy, thì những DN mới tham gia thị trường còn bi đát hơn.
Chưa kể, khi thị trường bất động sản đóng băng, sức mua giảm sút đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành Xi măng. Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng mạnh, chi phí đầu tư 80% bằng vốn vay, chi phí xăng dầu tăng 32 - 43%, điện tăng 15,28%, vỏ bao tăng 25% và than tăng gần 90% đã khiến ngành Xi măng càng thêm khốn khó.
Cần rà soát lại quy hoạch
Trước thực trạng này, Bộ Xây dựng và Vicem đã đặt mục tiêu xuất khẩu 1.000.000 tấn xi măng trong năm 2012. Thế nhưng, lượng xi măng xuất sang Lào, Campuchia còn rất khiêm tốn.
Ông Hoàng Mạnh Trường, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Xi măng Vinakansai (Ninh Bình) cho biết, Đài Loan đang sản xuất 23 triệu tấn xi măng/năm, nhưng thị trường nội địa chỉ tiêu thụ hết 8 triệu tấn. Nhiều nhà máy ở châu Âu cũng đang trong tình cảnh này. Vì vậy, bất kỳ nơi nào có nhu cầu nhập xi măng đều trở thành nơi cạnh tranh quyết liệt của các nước xuất khẩu. Singapore là một ví dụ. Cuộc cạnh tranh giành khách hàng đã làm cho nước này đang trở thành thị trường có giá xi măng rẻ nhất Đông Nam Á. Như vậy, có thể khẳng định, con đường xuất khẩu xi măng của Việt Nam gần như bế tắc, vì DN phần lớn mới đầu tư, không thể hạ giá sản phẩm xuống tới mức 45 - 50 USD/tấn để xuất khẩu.
Mới đây nhất, Bộ Xây dựng và Bộ Giao thông - Vận tải ký kết phối hợp tăng cường sử dụng xi măng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông ở Việt Nam. Theo đó, để nâng cao hiệu quả sử dụng xi măng, Bộ Giao thông - Vận tải tiến hành lựa chọn nghiên cứu làm thí điểm một đoạn tuyến với chiều dài khoảng 10km qua khu vực Ninh Bình - Bãi Vọt (Hà Tĩnh) hoặc khu vực miền núi phía Bắc hay khu vực khác có đoạn tuyến phù hợp với kết cấu mặt đường bê tông xi măng.
Việc ký kết này hứa hẹn một bước tiến mới trong tiến trình thúc đẩy sử dụng xi măng. Tuy nhiên, theo ý kiến nhiều chuyên gia, vấn đề đặt ra là Bộ Xây dựng cần rà soát lại quy hoạch phát triển quá nóng của ngành này, dự báo sát nhu cầu thị trường, để từ đó đưa ra lộ trình phát triển sản xuất phù hợp. Quan trọng hơn, các nhà làm quy hoạch phải dự báo được nhu cầu cao nhất của Việt Nam để tránh đi vào vết xe cũ của Đài Loan và nhiều nước châu Âu.
Tại khoản 12, Điều 2 Quyết định 1488/QĐ-TTg, ngày 29/8/2011 phê duyệt Quy hoạch Phát triển xi măng Việt Nam 2011 - 2020, định hướng năm 2030 quy định trách nhiệm của UBND các tỉnh, TP “khi chấp thuận D.A đầu tư xi măng mới tại địa phương, phải có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của bộ quản lý chuyên ngành (Bộ Xây dựng)”. Trước tình hình khó khăn của ngành Xi măng, Bộ Xây dựng đã làm việc với các chủ đầu tư để tạm dừng đầu tư các D.A mới. Trong điều kiện, những DN chưa đăng ký hợp đồng, chưa mở L/C thì phải hoãn, giãn tiến độ. |
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 11/12/2024, đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sự kiện 5G Day sẽ diễn ra vào ngày 17/12/2024 tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, và hàng nghìn khách mời quan tâm.
TC
16:39 11/12/2024(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Nam Dũng
12:43 11/12/2024N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV