Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiến nghị loại bỏ các dự án không khả thi

Thứ tư, 08/05/2013 - 07:43

(Thanh tra)- Do thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư công bị cắt giảm khiến lượng tồn kho của các doanh nghiệp (DN) vật liệu xây dựng (VLXD) không ngừng tăng lên, thậm chí đang đứng trước bờ vực phá sản.

Nhiều nhà máy thép đã cắt giảm công suất song lượng thép tồn kho vẫn rất cao. Ảnh: Trần Quý

Theo số liệu tổng hợp của Hội VLXD Việt Nam, mặc dù các DN đá ốp lát đã phải cắt giảm khoảng 50% công suất, thế nhưng, hiện lượng hàng tồn kho vẫn còn khoảng 60 triệu m2 gạch ốp lát và trên 1 triệu sản phẩm sứ vệ sinh. 12 nhà máy sản xuất gạch bê tông khí chưng với công suất thiết kế khoảng 1,5 triệu m3/năm, nhưng chỉ sản xuất 15% công suất và tiêu thụ chỉ đạt 15% lượng sản xuất. Ngành kính, lượng tồn kho cũng khoảng 60 triệu m2.

Thống kê từ Bộ Xây dựng cũng cho thấy, ước tính tổng lượng thép sản xuất trong cả quý I/2013 giảm 5% (tương đương khoảng 30.000 tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Còn theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), lượng thép tiêu thụ trong các tháng 2, 3 và 4 vừa qua đạt khoảng 900.000 tấn, giảm 13% so cùng kỳ năm 2012. Tính chung cả quý I/2013, tổng lượng thép tiêu thụ chỉ đạt hơn 1,1 triệu tấn, giảm khoảng 7% so với cùng kỳ năm 2012. Theo VSA, hiện lượng thép tồn kho của các nhà máy vẫn còn khoảng 300.000 tấn.

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty Thép Khương Mai cho biết, giá thép thế giới hiện đang giảm khoảng 100 USD/tấn, tính ra giá chỉ còn khoảng 15 - 15,5 triệu đồng/tấn. Điều này khiến các DN sản xuất trong nước cạnh tranh khó khăn hơn.

Hiện, năng lực toàn ngành Xi măng có công suất thiết kế khoảng 70 triệu tấn, sản lượng dự kiến đạt 60 - 62 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ nội địa dự kiến khoảng 47 - 48 triệu tấn, xuất khẩu 7 - 8 triệu tấn. Như vậy, số lượng thừa vẫn còn khoảng 6 triệu tấn theo quy hoạch phát triển ngành Xi măng giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030 được xây dựng trên nhu cầu tăng trưởng 10 - 15%/năm thời điểm 2006 - 2010.

Mới đây, Hội VLXD Việt Nam đã có kiến nghị gửi Chính phủ và Bộ Xây dựng đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát và điều chỉnh lại Quy hoạch phát triển công nghiệp Xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, được Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29/8/2011; cương quyết cắt bỏ, điều chỉnh lại danh mục các dự án cho phù hợp với tình hình phát triển của thị trường; đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thực hiện, thống nhất quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Các dự án chủ đầu tư không đủ năng lực, đã cấp phép nhiều năm vẫn chưa xây dựng nên rút giấy phép như: Xi măng An Phú - Bình Phước, Minh Tâm - Bình Phước, Đô Lương - Nghệ An, Long Thọ 2 - Thừa Thiên - Huế (nhà máy đặt trên mỏ đá vôi), Nam Đông - Thừa Thiên - Huế, Trường Thịnh - Quảng Bình...

Hội cũng đề nghị Bộ Xây dựng đẩy nhanh tiến độ rà soát và điều chỉnh lại Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg, ngày 28/8/2008; khẩn trương xây dựng và ban hành Quy hoạch công nghiệp sản xuất vôi và Quy hoạch vật liệu ốp lát; để phê duyệt và ban hành trong năm 2013, đồng thời nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý thực hiện các quy hoạch đã dược phê duyệt…


Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm