Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 14/04/2011 - 06:30
(Thanh tra)- Một số mặt hàng quan trọng “đầu vào” của các ngành kinh tế thuộc diện Nhà nước quản lý đã thực hiện tăng giá theo thị trường có lộ trình như: điện, xăng dầu, than, lãi suất ngân hàng… Tuy nhiên, tăng giá như thế nào để giữ vững sự ổn định chung của cả nền kinh tế và an sinh xã hội, đặc biệt là bảo đảm công bằng về quyền lợi giữa doanh nghiệp (DN) và người tiêu dùng (NTD) đang là vấn đề bức thiết đặt ra với các nhà quản lý.
Giá tăng cao hơn dự kiến
Trong vòng hơn 1 tháng trở lại đây, xăng dầu đã tăng giá 2 lần tổng cộng tới 33%, điện tăng 15,3%, tỷ giá VND/USD tăng 9,3%, lãi suất cho vay VND từ bình quân 16 - 17% lên 19 - 22% đã tạo ra sự cộng hưởng, tác động dây chuyền khá mạnh đến giá cả của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khác. Chưa kể, nạn tăng giá “té nước theo mưa”, đã khiến mặt bằng giá mới tăng cao khó lường.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tính chung 3 tháng đầu năm nay vượt xa ngoài dự kiến và gần đạt mức đề ra cho cả năm (7%). Dự kiến giá bán than cho 4 “hộ” tiêu thụ lớn: Điện, xi măng, phân bón, giấy sẽ tiệm cận giá thị trường, tương đương với các mức giá than xuất khẩu, với mức tăng từ 20 - 40% và thực hiện trong tháng 4/2011. Như vậy, nếu cộng cả giá than tăng thì những tháng tới đây, giá cả thị trường chắc chắn sẽ còn tiếp tục tăng, tác động mạnh đến nền kinh tế, CPI và đời sống, an sinh xã hội.
Hiệp hội Xi măng cho biết, các yếu tố đầu vào tăng khiến giá thành xi măng phải tăng từ 22 - 30% tùy thuộc vào quy mô của mỗi nhà máy. Nếu không điều chỉnh giá để bù đắp một phần chi phí do các yếu tố tăng giá thì ngành Xi măng sẽ không thể tồn tại được. Trước mắt là trong năm nay sẽ thiếu nguồn tiền để trả nợ vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Ngành Giấy cũng đang lao đao trong bão giá, theo Hiệp hội Giấy - Bột giấy, việc nhập khẩu giấy và bột giấy đang khan hiếm cộng hưởng với nhiều yếu tố như tỷ giá, lãi suất, chi phí vận chuyển tăng lên, nhiều nhà máy nhỏ đã phải ngừng sản xuất khiến cho nguồn cung thấp hơn nhu cầu thực tế đã đẩy giá giấy tăng cao, các nhà sản xuất khó có thể đáp ứng nhu cầu trong nước.
Bên cạnh đó, hàng loạt các hãng taxi và vận tải đã đồng loạt tăng giá (tính cả 2 đợt tăng giá đầu tháng và cuối tháng 3/2011) bình quân từ 15 -20%, khiến cho nhiều loại hàng hóa khác chịu cước phí vận tải đã tăng vô tội vạ, nhất là rau, quả, thực phẩm tươi sống....
Đặc biệt, sản xuất nông nghiệp và nông dân đang phải gánh chịu hệ quả nặng nề nhất của các yếu tố tăng giá vừa qua, đó là chi phí sản xuất tăng cao như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… với mức tăng bình quân từ 30 - 45% so với cuối năm 2010. Với ngư dân, việc tăng giá xăng dầu liên tục ở mức cao, đột ngột đã làm cho hàng loạt tàu phải hoãn ra khơi vì lỗ tổn phí…
Kiểm soát giá chặt chẽ
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các mặt hàng: Xăng dầu, điện, than… thay vì thiết lập điều kiện tiên quyết hình thành cơ chế thị trường, trước khi thả giá thì các DN vẫn độc quyền giá và NTD còn thua thiệt vì không có quyền lựa chọn. Cả nước chỉ có Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 70% nguồn cung ứng và là nhà bán lẻ duy nhất. Với xăng dầu, Tổng Cty Petrolimex chiếm 60% thị phần cung ứng xăng dầu, nhưng 11 DN đầu mối khác với 10.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu cũng chỉ bán một mức giá. Khi tăng là tăng “hội đồng”.
Mặt khác, giá cả tăng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nội tại của DN như chi phí sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, giá nhân công có hợp lý hay lãng phí, chứ không hẳn đổ cho giá nhập khẩu hay như giá thế giới (như điện) cao hơn nhiều so với trong nước để quyết định tăng giá bán cho bằng hoặc bù lỗ cho DN.
Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan, còn nhiều chuyện chưa rõ ràng, điển hình như ngành Xăng dầu đã làm hết sức để giảm giá thành hay chưa? Vì sao các DN luôn kêu lỗ? Bộ Tài chính thay mặt Nhà nước đã kiểm soát chặt chẽ chưa để bảo đảm rằng giá thành xăng dầu hiện nay là hợp lý và không còn cửa nào để cắt giảm chi phí, chỉ còn con đường tăng giá? Trái lại, NTD chỉ thấy Bộ Tài chính đưa ra những con số lỗ của DN tới 40 - 50%, sau mỗi lần tăng giá điện, than, xăng dầu với những dẫn chứng có lợi cho DN. Nhưng, qua những lần Kiểm toán Nhà nước vào cuộc đều phát hiện ra những bất hợp lý như: Sử dụng vốn không đúng mục đích, đầu tư ra ngoài ngành quá lớn làm giảm nguồn lực tập trung cho nhiệm vụ chính; sử dụng quỹ bình ổn xăng dầu chưa hợp lý; DN kêu lỗ nhưng kiểm tra cho thấy có lãi cả với điện và xăng dầu, than…
Hiện tại, giá xăng dầu, điện, than đã tăng nhưng vẫn còn thông báo lỗ lớn nên việc tiếp tục tăng giá tới đây là điều khó tránh. Trong bối cảnh lạm phát, giá cả hàng hóa đang tăng cao, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần có giải pháp trước mắt để kiềm chế tăng giá, đặc biệt là các mặt hàng chủ lực Nhà nước quản lý. Chẳng hạn như với xăng dầu, Nhà nước có thể xem xét việc lùi thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt thay vì trích lập quỹ bình ổn để giảm bớt áp lực tăng giá dây chuyền, gánh đỡ cho NTD. Giá dầu thô thế giới còn tăng, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được khai thác tài nguyên thô để xuất khẩu, khoản chênh lệch giá đó nên ưu tiên cho việc bù giá cho người dân, thay vì tăng lợi nhuận của DN… Các DN cũng cần chia sẻ khó khăn với Nhà nước và người dân tiết giảm các chi phí, giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và thực hiện có hiệu quả các giải pháp bình ổn giá của Chính phủ đã đề ra. Về lâu dài, cần nhanh chóng tạo môi trường có tính cạnh tranh, có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để bảo đảm công bằng về quyền lợi giữa DN và NTD.
Hà Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương