Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/10/2011 - 23:27
(Thanh tra)- Hiện, Trung tâm dạy nghề tư thục từ thiện Minh Cảnh và Trung tâm nhân ái Đại Hưng Phát (2 đơn vị tham gia vào đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn – Đề án 1956) đã đào tạo và bố trí việc làm cho hàng chục lớp nghề của Hà Nội và Phú Yên. Đây là 2 trong số rất nhiều trung tâm từ thiện tham gia phát triển kinh tế làng nghề…
Trung tâm từ thiện “gieo” nghề
Hơn một năm qua, Trung tâm dạy nghề tư thục từ thiện Minh Cảnh đã tham gia đào tạo thí điểm mô hình dạy nghề theo Đề án 1956. Bà Đỗ Thị Tuyết Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết, đến nay, trung tâm đã mở và đào tạo thành công 10 lớp nghề ở xã Duyên Thái (Thường Tín, Hà Nội), trong đó, 4 lớp làm vóc, vẽ đồ nét với 80 học sinh; các nghề làm khay, hộp mộc; làm thêu, tranh phong cảnh và mây tre đan, đan lẵng hoa mỗi nghề 2 lớp 40 học sinh. Gần 200 học sinh đã được đào tạo cơ bản về lý thuyết và thực hành; làm được sản phẩm với trình độ sơ cấp nghề. Đặc biệt, có 108 học sinh đã được Cty TNHH Sơn mài Mỹ Thái và Cty TNHH Sơn mài Thành Sơn nhận vào làm với mức lương từ 1,3 - 1,6 triệu đồng/tháng và 68 học sinh được các doanh nghiệp mây tre đan và thêu khác trả lương từ 1,1 - 1,3 triệu đồng để làm việc hàng tháng; 10 học sinh khác tham gia sản xuất tại gia đình và chỉ còn 14 người xin ở lại để đào tạo tiếp.
Trong khi đó, tại Phú Yên, Trung tâm nhân ái Đại Hưng Phát đã bắt tay với Tổng cục Dạy nghề đào tạo cho 120 học viên học các nghề như: Dán nổi ốc mỹ nghệ; mộc đóng bàn ghế mỹ nghệ và chạm khắc hoa văn, phù điêu. Trong đó, 82 người là lao động nông thôn, 25 người thuộc diện tàn tật và 13 người là hộ nghèo có mã số. (Hiện, Đại Hưng Phát đang nuôi dưỡng và đào tạo nghề cho 50 đối tượng khuyết tật, mồ côi lang thang cơ nhỡ).
Người đứng đầu Đại Hưng Phát, bà Nguyễn Thị Thanh Vân chia sẻ, sau đào tạo, 100% học viên hoàn thành chương trình và được Cty TNHH Sản xuất - Thương mại - Xuất nhập khẩu Đại Hưng Phát ký hợp đồng lao động và hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn. Cùng với đó, Đại Hưng Phát cũng đã và đang đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn khác của tỉnh Long An. Như vậy, đã góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cải thiện cuộc sống cho lao động nông thôn, đặc biệt là đối tượng tàn tật, nghèo khó cho các địa phương.
Cần hỗ trợ các dự án đào tạo nghề
Không dừng lại ở việc đào tạo nghề trong một vài khóa thí điểm, Trung tâm Đại Hưng Phát đang thực hiện Dự án xây dựng Trung tâm nhân ái Đại Hưng Phát và phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Long An (đã được UBND tỉnh Long An cấp chứng nhận đầu tư và quyết định thành lập). Với tổng vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, Đại Hưng Phát Long An sẽ tiếp tục với các chương trình đào tạo nghề lâu dài, xây dựng siêu thị làng nghề với diện tích 1.400m2 nhằm giới thiệu sản phẩm của làng nghề Việt Nam và là nơi xúc tiến thương mại cho làng nghề. “Việc kết hợp xây dựng Trung tâm nhân ái Đại Hưng Phát và phát triển kinh tế làng nghề là một mô hình tự chủ về tài chính mà Cty chúng tôi chọn để hoạt động nhằm phục vụ kinh tế đất nước”, bà Vân nói.
Tại miền Bắc, Trung tâm dạy nghề từ thiện Minh Cảnh đang đưa ra kế hoạch đào tạo nghề cho đến năm 2020. Theo đó, mỗi năm dự kiến sẽ tuyển từ 400 - 450 học sinh thuộc lao động nông thôn vào học các nghề. Ngoài ra, còn mở thêm các lớp nghề cho khoảng 1.500 người có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, thuộc diện chính sách, trẻ em mồ côi. Như vậy, tổng số sẽ được đào tạo qua 6 nghề (mộc, làm vóc, gắn vỏ trứng, mây tre đan, gắn vỏ trai, thêu) vào khoảng 5.400 học sinh. Bà Đỗ Thị Tuyết Minh khẳng định: “Kế hoạch và con số đào tạo nghề dự kiến trên là hoàn toàn khả thi dựa trên những tính toán nghiên cứu qua các năm và trong tương lai. Thực tế, các làng nghề, các Cty, doanh nghiệp, làng xã còn rất nhiều lao động có nhu cầu học nghề, để có tay nghề làm việc trong và ngoài địa phương”.
Nhiều ý kiến cho rằng, do đặc thù của từng nghề được đào tạo mà thời gian đào tạo có thể linh hoạt áp dụng dài hơn hoặc đào tạo bồi dưỡng lại tùy theo thời gian yêu cầu cho các đối tượng đặc biệt như người tàn tật, mồ côi, đối tượng chính sách. Đồng thời, Nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ các dự án phát triển làng nghề, giúp đầu tư phát triển sản xuất thông qua các hình thức như: Áp dụng các chính sách ưu đài thuế suất đối với các cơ sở doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn và giải quyết việc làm cho nhiều lao động hoặc huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác.
Hữu Oanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương