Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thanh Thanh
Thứ sáu, 22/04/2022 - 23:02
(Thanh tra) - Để khẳng định các thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong xu thế hội nhập ngày càng sâu hơn, ngày 22/4, Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tổ chức Hội thảo “Kết nối cung - cầu: Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động chủ trì hội thảo. Ảnh: Kỳ Anh
Tại hội thảo, các chuyên gia, bộ, ngành, các doanh nghiệp, nhà phân phối đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến, đề xuất và đưa ra các giải pháp để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động thông tin thị trường, xúc tiến thương mại; hỗ trợ thương nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã về tiêu thụ sản phẩm.
Đặc biệt là qua kênh thương mại điện tử; giải pháp phối hợp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước làm sao đưa hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến với người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn, các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng tối đa các nguyên vật liệu đầu vào trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh… đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đồng thời, đề xuất việc tổ chức các phiên tư vấn về các thị trường, khu vực thị trường xuất khẩu, mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận thông tin kịp thời.
Bên cạnh đó tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm theo từng khu vực, theo nhóm ngành hàng trực tiếp kết hợp trực tuyến; quảng bá chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể trên các kênh truyền thông trong nước và quốc tế.
Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, GS.TS Võ Đại Lược cho rằng, xuất phát từ thực tế các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ, từ đó đặt ra và phải có chiến lược kinh doanh lâu dài để ứng phó với những thay đổi bất thường từ tình hình thế giới.
Cuộc vận động này có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có khối doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình đang được nhận ưu đãi thấp, dẫn đến nhiều khó khăn, thách thức đặt ra.
Từ đó, GS.TS Võ Đại Lược đề xuất, trước hết Chính phủ phải có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân Việt Nam và hộ gia đình ngang với doanh nghiệp FDI. Những chính sách này phải có sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ.
Bà Trần Thị Phương Lan, quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội đề xuất, cần hoàn thiện các cơ chế chính sách trong hỗ trợ phát triển hạ tầng, hệ thống phân phối, đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ cho vùng sản xuất nông sản, các doanh nghiệp chế biến, logistics, trong đó các cơ chế phải được xây dựng đồng bộ, phù hợp với thực tiễn.
Tăng cường đẩy mạnh liên kết vùng, từ đó có định hướng, hoạch định các cơ chế chính sách hoạch định phát triển vùng, tránh được tình trạng mất cân đối, dư cung và không gây khó khăn cho tiêu dùng, tạo tác động lớn để hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển; đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, không gây mất cân đối giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn.
Bà Trần Thị Phương Lan cho rằng, cần kết nối vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, làm cầu nối để cơ quan quản lý Nhà nước nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng hàng Việt
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội đề xuất, các doanh nghiệp trong nước cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn trong khâu sản xuất, phân phối hàng hóa, cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho thị trường nội địa, tránh biến động giá.
Các doanh nghiệp cần tổ chức lại các điểm bán, điểm mua sắm cho người dân, đẩy mạnh tiếp cận vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa để người tiêu dùng có thể mua được sản phẩm nhanh chóng và tiện lợi nhất, để hàng hóa Việt Nam không chỉ cung ứng, ưu tiên cho người Việt Nam mà còn được quảng bá đến bạn bè quốc tế.
Ông Lê Tiến Vinh, Giám đốc Công ty Cổ phần Dược phẩm Panax cho rằng, các doanh nghiệp trong nước cần đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá sản phẩm Việt Nam có chất lượng cao đến người tiêu dùng, cung cấp những thông tin chính xác về thành phần, chức năng, công dụng của sản phẩm.
Chính phủ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần có giải pháp tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ hơn việc quảng cáo, các sản phẩm quảng cáo trên các nền tảng xã hội phải được cấp phép, đăng ký thương hiệu, tránh gây hoang mang dư luận, từ đó tạo niềm tin cho người tiêu dùng về chất lượng hàng Việt Nam, ông Lê Tiến Vinh mong muốn.
Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam Trương Thị Ngọc Ánh khẳng định, những chia sẻ, kiến nghị tâm huyết là cơ sở quan trọng, giúp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động lưu thông, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp ổn định và phát triển.
Các ban, các đơn vị liên quan UBTƯ MTTQ Việt Nam nghiêm túc tiếp thu, hoàn thành báo cáo, tài liệu, làm căn cứ để đề xuất những giải pháp giúp thực hiện cuộc vận động trong thời gian tới hiệu quả hơn, để Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu, cũng là góp phần khẳng định các thương hiệu hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong xu thế hội nhập ngày càng sâu hơn, bà Trương Thị Ngọc Ánh lưu ý.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 15/12, Bộ Quốc phòng phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Lễ trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp ngành Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam” và Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam”.
T.Lương
21:46 15/12/2024(Thanh tra) - Hàng loạt nhà thầu bị phát hiện vi phạm các quy định liên quan đến đấu thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong giai đoạn 2022–2024.
Đông Hà
21:00 15/12/2024Đông Hà
19:52 15/12/2024Nguyễn Điểm
17:59 15/12/2024Nhật Minh
19:40 14/12/2024Lê Phương
16:31 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân