Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 15/04/2011 - 09:20
(Thanh tra)- Có từ rất lâu đời, nghề dệt thổ cẩm của Hòa Bình nổi tiếng bởi các dân tộc Mường, Thái, Dao, H’mông… Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề này đang dần bị mai một và chỉ còn duy trì ở một bộ phận người Thái, huyện Mai Châu. Chi cục Phát triển Nông thôn Hòa Bình đánh giá, đây là nghề có giá trị cần được khôi phục, phát triển mạnh và trở thành sản phẩm làng nghề gắn với du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
Trở thành sản phẩm du lịch làng nghề, dệt thổ cẩm sẽ thu hút mạnh du khách trong và ngoài nước.
Sản xuất vẫn còn manh mún
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Hòa Bình cho biết, nếu như từ khi hình thành các sản phẩm chế biến công nghiệp, nghề dệt thổ cẩm của người Mường gần như bị mai một (chỉ còn số ít lưu giữ được ở Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong), thì nghề dệt của người Thái ở Hòa Bình tiếp tục phát triển với tên tuổi của các nhóm dân cư ở Chiềng Châu, Mai Hạ, Nà Phòn, Mai Hịch… thuộc huyện Mai Châu. Hầu hết người Thái ở đây đều biết dệt thổ cẩm, chủ yếu phụ nữ có tuổi, chỉ có khoảng 15 - 20% cư dân trong độ tuổi lao động duy trì nghề này làm kế sinh nhai. Trong khi đó, các nhóm có triển vọng về nghề dệt thổ cẩm của người H’mông và người Dao cũng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nếu không kịp thời khôi phục thì cũng khó giữ được nghề…
Không ít đồng bào tại khu vực này thừa nhận, do sự tác động của nền kinh tế thị trường, hiện nay đồng bào không còn trồng bông, trồng dâu làm nguyên liệu dệt nữa. Thay vào đó là những tấm vải truyền thống được dệt từ sợi tổng hợp đã qua xử lý, chuyển từ dưới xuôi lên, có giá thành cạnh tranh hơn nhiều so với sợi dệt thủ công. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho dệt thổ cẩm truyền thống trở nên mai một, không giữ được sự tinh túy vốn có của nó.
Đại diện HTX Tân Lạc chia sẻ, hiện nay, nghề thổ cẩm trên địa bàn Hòa Bình còn rải rác ở khắp nơi, tập trung chủ yếu ở huyện Tân Lạc. HTX Tân Lạc có khoảng 100 khung cửi, 100 xã viên tham gia sản xuất, song thu nhập cũng chỉ được khoảng 800.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn 4 bản: Bản Lác, Nhót, Văn, Pom Coong là làm du lịch và duy trì được khoảng 300 khung cửi, nhưng hoạt động cũng không thường xuyên, bởi sản phẩm thổ cẩm chỉ tiêu thụ được theo thời vụ và lợi nhuận cũng không đáng kể. Để dệt một tấm vải thổ cẩm (một sải dài 1,6m và rộng 0,7m) phải mất một ngày dệt liên tục và chỉ bán được 20.000 đồng, trừ chi phí mua sợi 8.000 đồng thì chỉ lấy công làm lãi và thực chất cũng chỉ là nghề phụ đem lại khoảng 20 - 30% thu nhập của người dân. Trong khi vải dệt ra tiêu thụ không đều, chỉ bán được trong mùa du lịch, hết mùa chị em lại trở về với công việc chính là làm ruộng, nương rẫy.
Phó Chi cục Trưởng Chi cục Phát triển Nông thôn Hòa Bình Hà Ngọc Sơn cho rằng, sản phẩm dệt thổ cẩm hiện nay phong phú và đa dạng hơn cả về hình thức và chất lượng, nhưng không được khách du lịch ưa chuộng như trước đây. Bên cạnh đó, công tác quản lý, bao tiêu sản phẩm chưa có, chưa hình thành nhà trưng bày sản phẩm có quy mô mà chỉ xuất hiện ở một số điểm du lịch do một nhóm nhỏ; các sản phẩm do dân tự dệt cũng còn manh mún, chưa liên kết thành khối lớn. Đây cũng chính là lo ngại của tỉnh Hòa Bình trong việc tạo tìm hướng lưu giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm ở địa phương.
Nỗ lực đưa dệt thổ cẩm thành sản phẩm du lịch làng nghề
Để khôi phục và phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống, từ năm 2004, UBND tỉnh Hòa Bình đã phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn và tập trung quy hoạch một số ngành nghề như: Chế biến lương thực; sản xuất rượu cần; sản xuất, chế biến chè; sản xuất chế biến mây tre đan xây dựng chế biến nông lâm sản… trong đó có nghề dệt thổ cẩm, nhằm lưu giữ nghề truyền thống mang nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mường.
Để xúc tiến việc lập hồ sơ công nhận cho làng nghề truyền thống đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT, năm 2010, Sở NN&PTNT Hòa Bình đã phối hợp với UBND huyện Mai Châu tiến hành khảo sát làng nghề dệt thổ cẩm xã Chiềng Châu. Đồng thời, mở chương trình tập huấn dạy nghề dệt thổ cẩm cho bà con và hỗ trợ khung cửi để khuyến khích động viên họ giữ, phát triển nghề truyền thống. Cùng với đó, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) cũng chọn Chiềng Châu là một trong những điểm để đầu tư phát triển nghề dệt thổ cẩm kết hợp giữa bản sắc dân tộc và phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Theo nhiều chuyên gia, để dệt thổ cẩm trở thành làng nghề, trước hết phải tôn tạo bản sắc văn hóa dân tộc, đầu tư vào chất lượng vải bằng sợi bông, sợi tằm - đặc trưng truyền thống do chính đồng bào dân tộc trồng; đồng thời, tìm cơ sở nhận bao tiêu sản phẩm lâu dài, duy trì và đào tạo nghề không để người dân làm tự phát; nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý đến vấn đề vệ sinh môi trường, giải trí văn hóa kết hợp mở các tour du lịch trọn gói để du khách lưu lại lâu hơn, bị hấp dẫn hơn. Như vậy, các hoạt động dệt thổ cẩm mới trở thành sản phẩm làng nghề gắn với du lịch tại chỗ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.
Tràng An
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương