Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giúp doanh nghiệp mau “khai tử”

Thứ sáu, 19/08/2011 - 05:49

(Thanh tra)- Góp ý với Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam về kiến nghị sửa đổi Luật Doanh nghiệp (DN), nhiều chuyên gia pháp luật nhận xét luật mới cố gắng tạo thuận lợi tối đa cho DN thành lập và hoạt động, nhưng chưa giúp dễ dàng giải thể, phá sản.

 “Chết” khó được “chôn”

Qua thực tiễn tư vấn giải thể DN, luật sư Lê Nga (Cty Luật Hà Việt) nhận xét, DN muốn “khai tử” phải thực hiện rất nhiều thủ tục: Quyết toán thuế với cơ quan thuế, trả dấu cho cơ quan công an, nộp hồ sơ giải thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc đầu tư… Quá trình này thường phải mất 6 - 9 tháng nên không ít DN đã chấm dứt hoạt động kể từ khi ra quyết định giải thể, nhưng vẫn phải “sống” trên danh nghĩa do chưa hoàn tất thủ tục “chết”.

Chữ ký quan trọng như con dấu

Tại Việt Nam, con dấu được hợp pháp hóa trong khi việc quản lý, sử dụng con dấu tại nhiều DN không đúng quy định, dẫn đến tình trạng làm giả con dấu hoặc một số vụ tranh chấp liên quan đến con dấu kéo dài cả chục năm. Nhiều vụ giải quyết hành chính không xong, đưa ra xử lý hình sự cũng không đi đến đâu. Do đó, nên học tập thông lệ quốc tế là chỉ cần có chữ ký của người đại diện pháp luật của DN vào văn bản mà không cần con dấu.

Ông Đinh Dũng Sĩ
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật (Văn phòng Chính phủ)


Để khắc phục, các chuyên gia đề nghị Nhóm chuyên gia rà soát Luật DN (gồm đại diện Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ, một số Cty luật của Việt Nam và Mỹ…) kiến nghị Chính phủ, Quốc hội phương án ban hành văn bản hướng dẫn chi tiết về thủ tục giải thể DN. Đặc biệt, làm rõ quy định ở khâu đóng mã số thuế; quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc giải thể DN và chế tài áp dụng đối với những vi phạm về thủ tục giải thể DN.

Lừa đảo từ đăng ký vốn ảo

Luật DN quy định vốn điều lệ là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ Cty… Chính vì chỉ cần cam kết góp vốn nhưng đã được ghi vào điều lệ Cty nên đang xảy ra tình trạng lừa đảo liên quan đến vốn “ảo”.

Giám đốc Cty Tư vấn DN K& Cộng sự Cao Bá Khoát cho biết, nhiều DN lợi dụng việc được phép cam kết góp vốn để lừa bên thứ ba tham gia giao kết làm ăn bằng chiêu thức khoe mình có vốn điều lệ rất lớn với hàm ý có năng lực tài chính mạnh. Tuy nhiên, thực chất phần nhiều trong số đó là vốn ảo - chưa được góp trên thực tế. “Muốn khắc phục, cần rút ngắn thời gian góp vốn xuống còn 3 tháng kể từ ngày DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký DN thay vì 3 năm như hiện nay”, luật gia Khoát khuyến nghị…

Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế - Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam cho biết, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, DN…, Nhóm rà soát sẽ tổng hợp để hoàn chỉnh báo cáo kiến nghị sửa đổi Luật DN gửi tới Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành liên quan nhằm sớm sửa đổi Luật DN.

Thu Trang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm