Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Doanh nghiệp đợi hướng dẫn đến bao giờ?

Vân Trang

Thứ tư, 01/12/2021 - 08:00

(Thanh tra) - Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/09/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trong tháng 9 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với nhóm đối tượng trên.

Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang “như ngồi trên đống lửa” chờ đợi hướng dẫn gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Tuy nhiên, mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam đã phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do chưa chờ được văn bản hướng dẫn.

Văn bản đề nghị nêu rõ, mục III phần 3e, Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/09/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19 quy định tại mục III phần 3e giao “Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp báo cáo Chính phủ trong tháng 9 năm 2021 về việc gia hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh đang khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế”. Tuy nhiên, ông Đỗ Văn Sơn – Chủ tịch Hiệp hội cho biết, đến thời điểm hiện nay Chính phủ vẫn chưa ra quyết định cuối cùng cho vấn đề này. Các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đang “như ngồi trên đống lửa” khi tình hình kinh doanh gặp khó khăn tứ bề trong khi lại chịu thêm sự thúc giục, đôn đốc nộp tiền từ cơ quan thuế.

Hiệp hội doanh nghiệp cũng băn khoăn việc gia hạn nộp tiền cấp quyền sẽ được thực hiện cho năm nào và gia hạn trong bao lâu? Nếu việc gia hạn này thực hiện cho khoản phải nộp phát sinh trong năm 2021 thì hiện nay đã quá thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm 2021 (31/10/2021) nhưng Chính phủ vẫn chưa có Nghị quyết chính thức. Trong khi các cơ quan thuế địa phương vẫn đang thúc giục việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, tạo áp lực lớn về tài chính cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản.

Văn bản "cầu cứu" của Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam

Trên thực tế, nhiều tháng trong năm 2021, nhiều địa phương trên cả nước áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động cung ứng vật tư, nguyên, nhiên liệu cho hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, hoạt động tiêu thụ khoáng sản, bố trí nhân sự. Trong khi đó, địa bàn của mỏ khai thác lại tập trung chủ yếu ở vùng núi, trung du, là những nơi không áp dụng các Chỉ thị 15, 16 nhưng vẫn bị ảnh hưởng gián tiếp bởi sự hạn chế của các hoạt động giãn cách làm cho việc vận chuyển, bán hàng  khó khăn, nguyên vật liệu mua bị chậm, ảnh hưởng tiến độ sản xuất của nhà máy, bán hàng tiêu thụ nhỏ giọt, kể cả bán hàng nội địa và xuất khẩu, nhân lực lao động bị xáo trộn lớn nhất là lao động chuyên gia nước ngoài có tay nghề cao.

Ông Đỗ Văn Sơn cho biết, khối doanh nghiệp khai khoáng chờ đợi giải pháp của Chính phủ để giảm thiểu các ảnh hưởng lớn này đến các doanh nghiệp khoáng sản dù không nằm trong khu vực áp dụng Chỉ thị 15 và 16 nhưng vẫn bị ảnh hưởng lớn của Covid đến hoạt động SXKD. Bên cạnh đó, việc xác định các điều kiện, trường hợp Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp được gia hạn nếu chung chung, chưa cụ thể chi tiết cho từng đối tượng thì sẽ khó áp dụng, có thể gây tranh cãi do cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế địa phương.

Một băn khoăn khác của Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam là việc gia hạn tiền cấp quyền sẽ được thực hiện cho toàn bộ số tiền cấp quyền phải nộp theo thời hạn hay chỉ một phần và cơ sở xác định là như thế nào? Số tiền gia hạn có phụ thuộc vào thiệt hại vật chất thực tế của doanh nghiệp hay không? Việc chứng minh thiệt hại vật chất này được thực hiện như thế nào? Các con số này là rất lớn nhưng nếu phải chứng minh để được gia hạn nộp thuế thì sẽ khó chứng minh, thiếu tính thực tiễn và dễ dẫn đến bất đồng quan điểm giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý thu NSNN.

Hi vọng rằng, những đề nghị này của Hiệp hội Doanh nghiệp địa chất và khoáng sản Việt Nam sớm được giải đáp để các doanh nghiệp “gỡ khó” trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sản phẩm tốt, giá tốt, dòng tiền tốt, thanh khoản tốt: Nhà phố Cát Tường hút nhà đầu tư

Sản phẩm tốt, giá tốt, dòng tiền tốt, thanh khoản tốt: Nhà phố Cát Tường hút nhà đầu tư

(Thanh tra) - Khu Đông Bắc Hà Nội đang trở thành tâm điểm nóng nhất trên thị trường bất động sản khi Trung tâm Hội nghị Triển lãm Quốc gia được đẩy nhanh tiến độ thi công, dự kiến hoàn thành vào tháng 7/2025. Mảnh ghép quan trọng mang lại tiềm năng vô hạn cho siêu đô thị Vinhomes Global Gate, trong đó, hưởng lợi nhiều nhất là phân khu Cát Tường với cơ hội đầu tư “4 tốt” - sản phẩm tốt, giá tốt, dòng tiền tốt, thanh khoản tốt - lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường.

13:06 23/10/2024
Thanh Hóa: Hủy bỏ quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất vì mâu thuẫn, chồng chéo Luật Đất đai

Thanh Hóa: Hủy bỏ quyết định về đấu giá quyền sử dụng đất vì mâu thuẫn, chồng chéo Luật Đất đai

(Thanh tra) - Ngày 23/10, UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thường kỳ tháng 10/2024, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào một số chương trình, kế hoạch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, xem xét, thống nhất hủy bỏ quyết định đấu giá quyền sử dụng đất vì mâu thuẩn, chồng chéo Luật Đất đai năm 2024.

Văn Thanh

12:52 23/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm