Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, nâng cao năng lực cạnh tranh

Thứ ba, 19/04/2011 - 21:58

(Thanh tra) – Trong thời gian tới, hoạt động cung cấp trực tuyến dịch vụ công phục vụ sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh. Đến trước năm 2013, sẽ cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên 80% dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu, thực hiện dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, các dịch vụ liên quan đến thuế. Tới năm 2014 sẽ cung cấp trực tuyến 50% các dịch vụ công liên quan tới thương mại và sản xuất kinh doanh.

Sáng 19/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội thảo phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015. Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Danh Vĩnh thể hiện sự hy vọng Hội thảo sẽ đưa ra những giải pháp tích cực nhằm phát triển thương mại điện tử trong giai đoạn tiếp theo.

Theo đánh giá của Bộ Công Thương, thương mại điện tử đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian qua, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hội thảo phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 – 2015


Tổng kết 5 năm triển khai kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử (TMĐT) giai đoạn 2006 – 2010, bà Lại Việt Anh, Trưởng phòng Pháp chế, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương cho biết, theo các cuộc điều tra của Cục, trong giai đoạn này, có 60% doanh nghiệp lớn tiến hành TMĐT, trong đó có 20% doanh nghiệp (DN) thiết lập website, 95% DN nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử và sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh. Còn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng có tới 85% DN nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử và 80% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh.

Mục tiêu cụ thể của giai đoạn 2011 - 2015 là 100% các DN sử dụng thư điện tử thường xuyên vì mục đích kinh doanh. 80% DN lớn và 45% DN nhỏ và vừa xây dựng website, 70% DN lớn và 30% DN nhỏ và vừa mua bán trên website TMĐT. 20%  DN lớn ứng dụng TMĐT trong quản trị DN.  
Cũng theo một cuộc điều tra riêng lẻ của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin được tiến hành trong năm 2010, có 49% hộ gia đình được điều tra kết nối Internet, trong đó có 18% truy cập Internet vì mục đích giao dịch TMĐT, 4% từng sử dụng dịch vụ thanh toán hoặc ngân hàng trực tuyến.

Bên cạnh đó, trong mua sắm của Chính phủ, khung pháp lý, chính sách về ứng dụng CNTT  cũng đã thành hình. Thông tin chào thầu, mua sắm công được công bố rộng rãi trên websie của các bộ, ngành và UBND các tỉnh thành.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, trong 5 năm qua đã có hơn 200 khóa tập huấn đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước về TMĐT tại các tỉnh thành trong cả nước. Từ chỗ có rất ít, hiện nay đã có tới 77 cơ sở đào tạo chính quy triển khai đào tạo TMĐT trong cả nước.

Các dịch vụ công trực tuyến cũng được đẩy mạnh. Ở cấp bộ ngành, đã có 27 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, đặc biệt là hải quan điện tử, C/O điện tử và khai thuế qua mạng. Ở các địa phương, đã có 38 địa phương triển khai cung cấp 748 dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3. 58/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch phát triển TMĐT, ứng dụng TMĐT (xây dựng website, cung cấp dịch vụ công, tổ chức điều tra, thống kê TMĐT)  và hỗ trợ các doanh nghiệp như xây dựng sàn giao dịch TMĐT, hỗ trợ DN xây dựng website, hướng dẫn DN tham gia ECVN… Trong đó, đứng đầu là An Giang và Đà Nẵng.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, bước đầu, sẽ hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT loại hình B2C. Trong đó, 70% các cơ sở bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi phân phối bán lẻ chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt. 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông nhận thanh toán phí dịch vụ qua phương tiện điện tử; 30% các cơ sở kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục vụ người tiêu dung.
Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 đặt ra mục tiêu đưa TMĐT được sử dụng và đạt mức độ tiên tiến trong các nước thuộc ASEAN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hoạt động cung cấp trực tuyến dịch vụ công phục vụ sản xuất kinh doanh được đẩy mạnh. Đến trước năm 2013, sẽ cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên 80% dịch vụ công liên quan đến xuất nhập khẩu, thực hiện dịch vụ thủ tục hải quan điện tử, các dịch vụ liên quan đến thuế, bao gồm khai nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân, các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư. Tới năm 2014 sẽ cung cấp trực tuyến 50% các dịch vụ công liên quan tới thương mại và sản xuất kinh doanh.

Đến hết tháng 3/2011, trong só 63 tỉnh thành trên cả nước, có 34 địa phương đã phê duyệt kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn 2011 – 2015 và 17 địa phưng đã xây dựng xong kế hoạch đang chờ phê duyệt.

ĐD

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

Vĩnh Long: Cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán 2025

(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.

Nhật Minh

19:40 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm