Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 15/11/2012 - 09:56
(Thanh tra)- Việc buông lỏng quản lý của cơ quan chức năng, sự thiếu thông tin cũng như hiểu biết về các quy định quản lý nguyên liệu gỗ của người dân làng nghề là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mua bán, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc xuất xứ để sản xuất hàng xuất khẩu (XK). Tình trạng này khiến XK gặp khó khi các thị trường lớn của Việt Nam đang siết chặt quy định về nguồn gốc gỗ nhập khẩu (NK).
Những sản phẩm gỗ XK của làng nghề phải bảo đảm nguồn gốc hợp pháp. Ảnh: Tràng An
Theo thống kê, năm 2011, kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt trên 3,9 tỷ USD. Sản phẩm gỗ Việt Nam đã XK đến 120 nước trên thế giới, trong đó 2 thị trường hàng đầu là Mỹ và EU (Liên minh châu Âu), chiếm tới 80% kim ngạch. Hiện tại, Việt Nam có trên 300 làng nghề chế biến gỗ XK, sử dụng khoảng 400.000m3 nguyên liệu gỗ/năm.
Kết quả khảo sát việc sử dụng gỗ nguyên liệu tại 5 làng nghề chế biến gỗ: Liên Hà, Vạn Điểm, Hữu Bằng (Hà Nội), Đồng Kỵ (Bắc Ninh) và La Xuyên (Nam Định) của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Tổ chức Forest Trends Mỹ cho thấy, nguyên liệu sử dụng để chế biến tại các làng nghề đa dạng từ gỗ rừng tự nhiên đến gỗ nhân tạo NK hoặc khai thác trong nước. Trong đó, các làng nghề Vạn Điểm, Đồng Kỵ, La Xuyên sử dụng chủ yếu các loại gỗ quý hiếm như hương, trắc, mun, gụ; làng nghề Hữu Bằng và Liên Hà sử dụng gỗ rừng tự nhiên thông thường và gỗ nhân tạo.
Đáng nói, tỷ lệ các cơ sở sản xuất gỗ tại La Xuyên, Đồng Kỵ và Hữu Bằng không đáp ứng được yêu cầu quản lý gỗ của Nhà nước chiếm tới 96 - 100%. Tỷ lệ tại làng nghề Vạn Điểm, Liên Hà lần lượt là 38,5% và gần 50%.
Ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia của Tổ chức Forest Trends nhận định: “Gỗ NK nguyên liệu tại các làng nghề thông thường không có giấy chứng nhận xuất xứ, hình thức mua bán trao tay, không có hóa đơn. Gỗ khai thác trong nước cũng trong tình trạng tương tự. Nguyên nhân là do người sản xuất thiếu hiểu biết về các quy định quản lý nguyên liệu của Nhà nước và sự buông lỏng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền”.
Các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam lo ngại, ngành chế biến gỗ đang phải đối phó với các vấn đề về hiệu quả, năng suất thấp, môi trường tài chính bất lợi. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu gỗ, nhất là gỗ sạch (gỗ hợp pháp) lại phụ thuộc không ít từ nhiều quốc gia, vì vậy, để kiểm soát tính hợp pháp từ các nguồn này là không dễ.
Đại diện một doanh nghiệp phản ánh: “Thực tế, khi các đơn hàng đã kí với nước ngoài phải bảo đảm nguồn nguyên liệu là gỗ sạch, chúng tôi đã phải NK nguyên liệu gỗ keo với giá đắt gấp 3 lần trong nước. Trong khi nguyên liệu này ở Việt Nam là không thiếu, song tính hợp pháp cũng như việc chứng minh chuỗi cung cấp nguyên liệu này khá phức tạp nên để bảo đảm tiến độ hợp đồng chúng tôi chấp nhận giảm lợi nhuận, nhập gỗ ngoại để chế biến XK nếu không muốn bị xuất ngược”.
Với 2 thị trường chủ yếu NK sản phẩm gỗ của Việt Nam là Mỹ và EU (tỷ lệ 45% và 30%), từ ngày 1/4/2010, Mỹ đã áp dụng Luật Lacey nhằm hạn chế nạn khai thác gỗ bất hợp pháp và từ tháng 3/2013, EU cũng sẽ thực hiện quy chế mới về tính hợp pháp của gỗ. Do đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó có khu vực lớn từ làng nghề, sẽ còn phải đối mặt với rào cản nếu không bảo đảm được tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu.
Một số doanh nghiệp cho rằng, nếu thực hiện đầy đủ quy định về quản lý nguồn gốc gỗ sẽ gia tăng chi phí sản phẩm thêm khoảng 10%. Do đó, cần có chính sách tháo gỡ từ phía Nhà nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các bộ, ngành chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thích ứng với những quy định mới về sản phẩm gỗ bất hợp pháp của thị trường Mỹ và EU; đặc biệt là cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác tự nguyện VPA trong khuôn khổ của Chương trình Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) với EU để truy xuất và kiểm tra tính hợp pháp của gỗ trước khi làm ra những sản phẩm XK vào những thị trường này…
Theo các chuyên gia lâm nghiệp, với việc xây dựng hệ thống để truy xuất và kiểm tra tính hợp pháp của tất cả chuỗi chế biến và sản xuất gỗ, các sản phẩm gỗ sẽ tạo ra môi trường minh bạch về nguyên liệu gỗ, điều kiện sống còn để các sản phẩm gỗ XK Việt Nam vào các thị trường trên thế giới. Muốn vậy, phải tăng cường hiểu biết, nhận thức; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và thực thi pháp luật và thúc đẩy quá trình cấp chứng chỉ rừng CoC, nhất là xây dựng qui trình chặt chẽ bảo đảm tính hợp pháp của gỗ.
Bài và ảnh: T.An - T.Văn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương