Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/07/2012 - 11:04
(Thanh tra)- Theo ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, không nên tăng giá điện lần này mà ngược lại phải giảm giá. Lý do: Năm nay, 70% doanh nghiệp không hoạt động được, không dùng nhiều điện, trong khi nguồn thủy điện lớn như Sơn La và nhiều nhà máy thủy điện nhỏ khác được phát huy công suất, nguồn nhiệt điện và mua của Trung Quốc giảm nên thừa điện, giá đầu vào rẻ thì giá bán lẻ giảm là hợp lý.
*Doanh thu bán điện của EVN năm 2012 dự kiến tăng thêm 3.710 tỉ đồng.
Tính từ 2009 đến nay, giá điện đã tăng 5 lần với tổng mức tăng 41,02%. Trong đó, đợt tăng giá 5% ngày 1/7/2012, giá điện bình quân đã tăng từ 1.304 đồng/kWh lên 1.369 đồng/kWh (tăng 65 đồng/kWh). Theo đó, đối với giá điện sinh hoạt bậc thang tăng từ 42 - 132 đồng/kWh tùy mỗi bậc thang. Giá bán lẻ điện cho sản xuất (cấp điện áp dưới 6kV đến 110kV trở lên) tăng thấp nhất 35 đồng/kWh, tăng cao nhất 121 đồng/kWh tùy theo cấp điện áp và tùy giờ cao điểm hay thấp điểm.
Theo tính toán của các chuyên gia, với mức giá bán lẻ theo bậc thang như hiện nay, giá điện của Việt Nam không hề thấp. Ông Trần Viết Ngãi cho biết, giá bán buôn điện mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua chỉ có 900 đồng/kWh, trong khi đó, giá bán lẻ điện đã tăng thêm 5% (từ ngày 1/7/2012), cộng thêm thuế VAT, giá bán lẻ điện bình quân đã lên tới 1.506 đồng/kWh. Chưa kể, giá điện sinh hoạt tính theo bậc thang, càng dùng nhiều, càng phải trả giá cao thì giá bán bình quân thực sự cho dân còn cao hơn nữa. Với việc tăng giá bán điện 5% này, doanh thu bán điện của EVN năm 2012 dự kiến tăng thêm 3.710 tỉ đồng.
Thế nhưng, mỗi lần đề nghị tăng giá điện EVN đều giải thích do giá bán trong nước thấp hơn giá thành và giá thế giới, phải bù các khoản lỗ do chi phí cao. Khoản lỗ lũy kế kinh doanh điện đến năm 2011 của EVN tới gần 40.000 tỷ đồng, trong khi đó giá điện mới hiện nay mới bù được có 6.000 tỷ đồng. Vì vậy, người tiêu dùng lo ngại, với cơ chế mới, mức tăng giá dưới 5% không cần xin phép, EVN càng dễ dàng trong việc tăng tần suất (3 tháng/lần) và giá điện sẽ còn tăng mạnh để bù lỗ.
Báo cáo kiểm toán năm 2011 về niên độ ngân sách năm 2010 do Kiểm toán Nhà nước vừa công bố cho thấy, cách tính giá thành điện của EVN nhiều khoản chưa đúng với quy định của Nhà nước. Cụ thể, EVN thu được khoảng 3.300 tỷ đồng từ các hoạt động liên quan đến sản xuất, kinh doanh điện (như thu về công suất phản kháng, cho thuê cột điện, thu từ thanh lý vật tư của sản xuất, kinh doanh điện) và lãi từ hoạt động liên doanh tài chính, nhưng không tính toán, gộp vào cơ cấu giá điện. Chỉ riêng với số tiền đó, EVN lẽ ra đã có thể giảm ngay 34 đồng/kWh thay vì liên tục xin tăng giá điện như thời gian qua.
Điều đáng nói là, EVN đã đầu tư ra ngoài ngành với hơn 4.551 tỉ đồng, bằng 4,13% vốn điều lệ, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh chính. Năm 2010, EVN lỗ đến 8.416 tỉ đồng. Nhiều tài sản cố định đã hoàn thành nhưng chưa quyết toán phải tạm tăng nguyên giá như Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia là 22.479 tỉ đồng, Công ty Điện lực Hải Phòng 282,8 tỉ đồng… khiến giá điện thiếu tính minh bạch, chính xác.
Trong khi đó, việc điều chỉnh giá điện mới chú ý đến các yếu tố làm tăng giá điện mà chưa quan tâm đến các yếu tố giảm giá điện (mùa mưa, tăng công suất các nhà máy thuỷ điện, giảm tổn thất…). Với nguồn thủy điện cung cấp xấp xỉ 50% tổng sản lượng điện, lại được mua với giá rẻ, thậm chí hiện nay nhiều doanh nghiệp thủy điện vẫn đang được EVN tạm tính với giá bằng 90% giá năm 2010, chỉ bằng 1/3 giá bán điện hiện nay, EVN khó có thể thua lỗ. Nguyên nhân thua lỗ của ngành Điện chủ yếu vẫn là do sự thất thoát trong khâu phân phối điện, đầu tư ngoài ngành một cách dàn trải…
Theo các chuyên gia, để giá điện vận hành theo thị trường (có tăng giá, phải có giảm giá), phải cải cách giá điện, bảo đảm hợp lý. Chính phủ cần có cơ chế thanh tra, giám sát giá bán điện và công khai và minh bạch giá điện để người tiêu dùng giám sát. Đồng thời, chỉ đạo EVN phải thoái vốn đầu tư các lĩnh vực ngoài ngành để tập trung cho nhiệm vụ chính; giảm tổn thất điện năng (hiện là 11%, trong khi các nước trong khu vực chỉ 5%), đẩy mạnh chương trình tiết kiệm điện, tiết giảm các khoản chi phí, lợi nhuận để giảm áp lực xây dựng nhà máy điện, giảm giá thành, chống lỗ. Từ đó, chấm dứt chuyện lãi làm ra được thì tách riêng để hưởng lợi, còn tổn thất, thua lỗ thì bắt doanh nghiệp, người tiêu dùng gánh chịu.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Oxy rất cần thiết cho mọi hoạt động sống của con người. Khi cơ thể không được nhận oxy đầy đủ, có thể để lại những hệ quả nghiêm trọng. Sự khan hiếm oxy đang diễn ra trên thế giới bởi những tác động của biến đổi khí hậu và nhiều yếu tố liên quan đến con người.
Liên Hương
21:27 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024TC
16:39 11/12/2024ĐT
14:46 11/12/2024T.Vân
12:50 11/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà