Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cà Mau: Tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số

Chu Tuấn

Thứ bảy, 05/10/2024 - 11:20

(Thanh tra) - Trong chuyển đổi số (CĐS), việc xây dựng và phát triển hạ tầng số là tất yếu, đóng vai trò rất quan trọng đảm bảo cho sự thành công của CĐS. Tại Cà Mau, hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ CĐS đã được đầu tư khá bài bản. Tuy nhiên, để đáp ứng toàn diện các nhiệm vụ CĐS thì hạ tầng kỹ thuật cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, phát triển…

Đến nay, tại Cà Mau, Trung tâm Dữ liệu (Data Center - DC) của tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình điện toán đám mây, với năng lực lưu trữ lên đến 135 TB... Ảnh minh họa: Chu Tuấn

Đến nay, tại Cà Mau, Trung tâm Dữ liệu (Data Center - DC) của tỉnh được đầu tư xây dựng theo mô hình điện toán đám mây, với năng lực lưu trữ lên đến 135 TB, được triển khai các thiết bị bảo mật đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống như tường lửa, phòng chống DDoS, tường lửa ứng dụng web và được Tổ chức Chứng nhận DAS đánh giá phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013 về hệ thống quản lý an toàn thông tin. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã triển khai Trung tâm Dữ liệu dự phòng (DR) để phòng ngừa sự cố mất an toàn thông tin cho DC. Trung tâm dữ liệu tỉnh đã kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư.

Đồng thời, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã triển khai hệ thống cáp quang Internet và phủ sóng mạng di động 3G/4G; 100% cơ quan, đơn vị Nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có hệ thống mạng LAN, kết nối Internet tốc độ cao và kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng; 99% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị máy tính phục vụ công việc chuyên môn.

Về đầu tư dữ liệu số, UBND tỉnh đã đã ban hành 2 quyết định tạo hành lang pháp lý để triển khai dữ liệu mở và dữ liệu dùng chung của tỉnh Cà Mau. Trên cơ sở đó, tỉnh đã hoàn thành triển khai 13 CSDL dùng chung và 86 tập dữ liệu mở của cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh. Các CSDL dùng chung và dữ liệu mở được đăng tải công khai trên CSDL dùng chung của các bộ, ngành, địa phương tại địa chỉ http://danhmuc.data.gov.vn. Cùng với đó, Sở Tư pháp đang tập trung thực hiện số hóa, tạo lập dữ liệu hộ tịch.

Đối với phát triển nền tảng số, tỉnh Cà Mau tiếp tục duy trì và triển khai 69 hệ thống thông tin, nền tảng số. Ngoài ra, tỉnh đã triển khai các nền tảng số có ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI); hoàn thiện triển khai công nghệ Blockchain trong “truy xuất nguồn gốc” được tích hợp trên App CaMau-G phát hành hơn 70.000 tem truy xuất nguồn gốc. Kết quả thống kê trên Hệ thống Trục liên thông nội tỉnh (LGSP) đã tích hợp liên thông, sẵn sàng kết nối 22 dịch vụ chia sẻ có trên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP)…

Đối với phát triển nền tảng số, tỉnh Cà Mau tiếp tục duy trì và triển khai 69 hệ thống thông tin, nền tảng số... Ảnh minh họa: Chu Tuấn

Đối với việc đảm bảo an toàn thông tin, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh hiện quản lý, vận hành theo mô hình bảo vệ 4 lớp về an toàn thông tin mạng và được Tổ chức Chứng nhận DAS chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thông tin. Tỉnh Cà Mau cũng đã đã triển khai Hệ thống Giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) và phần mềm phòng, chống mã độc quản lý tập trung của cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tại trung tâm lưu trữ dữ liệu tỉnh có kết nối chia sẻ dữ liệu với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để thực hiện giám sát về an toàn thông tin quan trọng của tỉnh, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các mối đe dọa trước khi ảnh hưởng và gây hậu quả nghiêm trọng với các hệ thống thông tin…

Hàng năm, tỉnh tổ chức tập huấn, diễn tập ứng cứu sự cố an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch diễn tập của Bộ Thông tin và Truyền thông và phối hợp tham gia diễn tập theo kế hoạch của các tỉnh/thành phố tổ chức…

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau cũng đang tiếp tục hoàn thiện các bước đầu tư mua sắm bổ sung tường lửa CSDL và giải pháp chống thất thoát dữ liệu phục vụ triển khai Đề án 06, nhằm duy trì việc đảm bảo an ninh, an toàn thông tin trong kết nối giữa hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh với CSDL quốc gia về dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính.

Đánh giá về những hạn chế, khó khăn, UBND tỉnh Cà Mau cho biết, trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh và trung tâm tích hợp dữ liệu phòng ngừa khắc phục sự cố dữ liệu thời gian qua tuy đã được đầu tư nâng cấp, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển chính quyền số của tỉnh trong thời gian tới; nhiều trang thiết bị đầu tư đã lâu, hết thời gian khấu hao chưa được nâng cấp, thay thế và đang trong tình trạng có khả năng xảy ra hư hỏng bất cứ lúc nào.

Cùng với đó, chất lượng phủ sóng mạng 3G/4G tại một số địa phương chưa đảm bảo, nhất là các huyện có đất rừng, nguyên nhân do thủ tục cấp phép xây trạm BTS trên đất rừng còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, toàn tỉnh còn 60 nhà văn hóa khóm, ấp đã có điện lưới quốc gia nhưng chưa có kết nối Internet cáp quang băng rộng...

Việc khai thác, sử dụng các nền tảng số hiện nay còn hạn chế, chưa phát huy hết tính năng, cũng như hiệu quả của nền tảng số mạng lại như chưa kết nối, khai thác hết các dịch vụ chia sẻ dữ liệu có trên trục NDXP thông qua trục LGSP; số lượng giao dịch khai thác dữ liệu đối với một số ngành, lĩnh vực được chia sẻ chưa cao...

Đồng thời, nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu về số lượng và nhiều trường hợp còn hạn chế về chất lượng, chưa đảm bảo để triển khai các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin, CĐS hoạt động của cơ quan Nhà nước… Một số cơ quan, đơn vị chưa xác định rõ vai trò, tầm quan trọng đảm bảo an toàn thông tin trong CĐS hiện nay; công tác đảm bảo an toàn thông tin đối với các hệ thống dùng chung vẫn tìm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm