Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Sẽ kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp công dân tại 5 bộ, 11 tỉnh, thành phố

Thái Hải

Thứ tư, 09/08/2023 - 09:13

(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành kế hoạch kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp dân ở 5 bộ và 11 tỉnh, thành phố.

Ban Tiếp công dân Trung ương làm việc với địa phương về công tác tiếp công dân. Ảnh: Thainguyen.gov.vn

Kế hoạch nêu rõ yêu cầu, hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân phải thực hiện đúng trách nhiệm, nội dung, phương thức được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; đảm bảo hiệu quả, chính xác, khách quan.

Nội dung kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong công tác tiếp công dân (theo quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành), bao gồm: Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân (ban hành các văn bản chỉ đạo, báo cáo kết quả; bố trí trụ sở, địa điểm, cơ sở vật chất, điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân; phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên; phối hợp, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc quyền quản lý trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân hay trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân).

Về nội dung kiểm tra việc thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp: Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn khác nhau; vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể, xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Lịch kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật của tổ công tác. Ảnh: PV

Bên cạnh đó, còn kiểm tra nội dung liên quan tới: Việc thực hiện tiếp công dân thường xuyên; việc thực hiện tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu; việc trả lời, xử lý kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân trong và sau khi tiếp công dân; xử lý vi phạm pháp luật về tiếp công dân.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh tiến hành kiểm tra tình hình thi hành các quy định pháp luật về trách nhiệm tiếp công dân của thủ trưởng các cơ quan thuộc quyền quản lý, phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và hạn chế, bất cập của quy định pháp luật; trường hợp cần thiết có thể tổ chức kiểm tra theo quy định; báo cáo bằng văn bản về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân theo đề cương của Thanh tra Chính phủ.

Riêng Ban Tiếp công dân Trung ương sẽ tự kiểm tra và có báo cáo về công tác tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.

Cùng với đó, TTCP tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan tại các bộ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tài chính; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Ngân hàng Nhà nước; Bắc Ninh; Thái Bình; Vĩnh Phúc; Phú Thọ; Lâm Đồng; Đắk Lắk; Đắk Nông; TP Hồ Chí Minh; Bình Dương; Tây Ninh và Đồng Tháp.

Thời gian kiểm tra mỗi cơ quan, đơn vị không quá 1 ngày làm việc, trong quý III năm 2023 tại trụ sở cơ quan được kiểm tra; thời gian chốt số liệu báo cáo theo đề cương, phụ lục tính từ ngày 01/01/2021 đến 30/6/2023.

Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm tổ trưởng tổ công tác do TTCP thành lập để tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân. Tổ công tác gồm 5 - 7 thành viên, gồm các công chức của Vụ Pháp chế và đại diện các cục phụ trách địa bàn và đơn vị có liên quan (Cục I, II, III).

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trung Hà

19:47 22/11/2024
Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).

Kim Thành

19:39 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm