Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ bảy, 27/05/2023 - 23:54
(Thanh tra) - Năm 2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với công dân và các tổ chức chính trị - xã hội 12 lần theo định kỳ…
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại buổi tiếp công dân. Ảnh: Viết Thành
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 160-KH/TU về “tiếp công dân thực hiện Quy định 11-QĐi/TƯ, ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị “về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân” của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy”.
Theo kế hoạch, trong năm 2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với công dân và các tổ chức chính trị - xã hội tổng cộng 12 lần theo định kỳ; trong đó có 5 lần tiếp công dân và 7 lần làm việc, đối thoại với các lực lượng, công dân, người lao động...
Ngoài ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ ủy quyền cho các Phó Bí thư Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, trưởng các ban Đảng của Thành ủy tiếp công dân đột xuất theo yêu cầu.
Kế hoạch nêu rõ, Bí thư Thành ủy thực hiện tiếp công dân trên cương vị là người đứng đầu Đảng bộ TP và Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP, chủ trì đối thoại trực tiếp với đại biểu Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn Hà Nội.
Đồng thời, tiếp thu những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, nội dung vụ việc phản ánh, kiến nghị, đề nghị của công dân về những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên thuộc TP.
Trong thời hạn quy định kể từ khi tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo tại buổi tiếp dân, đối thoại của Bí thư Thành ủy, Ban Nội chính Thành ủy thực hiện ủy quyền thông báo bằng văn bản để chỉ đạo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý, giải quyết theo quy định; thông báo để công dân biết.
Kế hoạch cũng nêu rõ, 7 nội dung tổ chức thực hiện. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh, Bí thư cấp ủy các cấp phải lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc cấp ủy, tổ chức, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền chấp hành quy định về công tác tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội của TP chủ động nắm bắt những vấn đề dân sinh bức xúc, vấn đề nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm trên địa bàn TP, chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu Bí thư Thành ủy dự các hội nghị tiếp xúc, đối thoại theo quy định. Đồng thời, kiểm tra, giám sát thực hiện kết luận sau khi tiếp xúc, đối thoại...
Ban Nội chính Thành ủy chủ trì phối hợp với Văn phòng Thành ủy, Ban Cán sự Đảng UBND TP, Thanh tra TP, các ban, sở, ngành liên quan lựa chọn những nội dung, những vấn đề thiết thực tham mưu Bí thư Thành ủy tiếp công dân theo quy định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Giám sát việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), đoàn công tác của Ban Kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Thanh Hóa được báo cáo, việc cấp GCNQSDĐ có lúc chưa kịp thời, còn để người dân phản ánh, kiến nghị, tạo dư luận không tốt, có một số trường hợp bị truy tố...
Văn Thanh
17:02 29/10/2024(Thanh tra) - Theo Thanh tra Chính phủ, để làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC). Thực hiện và trả lời đầy đủ chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri cả nước.
Hoàng Nam
16:37 29/10/2024PV
15:01 29/10/2024Nhóm PV
07:00 29/10/2024Hải Hà
07:00 29/10/2024Trần Quý
Theo Chinhphu.vn
Phương Thảo
T.Thanh
Phương Anh
N. Phê - L. Bình