Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyễn Điểm
Thứ tư, 10/05/2023 - 22:07
(Thanh tra) - Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, số lượng đơn hàng thấp trong khi chi phí vốn tăng cao, người dân cũng gặp khó khăn hơn so với trước đã tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngành Ngân hàng.
Tại Diễn đàn Toàn cảnh Ngân hàng năm 2023 với chủ đề “Điều hành chính sách tiền tệ trước biến số kinh tế toàn cầu” do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức, đại diện các ngân hàng, doanh nghiệp cùng thảo luận về những khó khăn hiện nay trước khi chịu tác động của kinh tế thế giới.
Đại diện doanh nghiệp: Khó khăn sẽ tiếp tục đến hết quý III
Về phía doanh nghiệp, ông Trương Văn Cầm - Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) - cho biết dệt may là ngành sử dụng lao động lớn, lượng hàng xuất khẩu cũng lớn. Từ cuối quý IIII/2022, ngành này đứng trước nhiều khó khăn: Đơn hàng giảm 15-20%, đơn giá giảm 20-30%, có những đơn giá giảm 40-50%...
“Những điều này trước đây chưa từng xảy ra”, ông nói. Lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngành dệt may cũng lớn, lên tới 25-30%. Nhiều doanh nghiệp thời qua cũng đã phải cắt giảm nhân công. Theo Tổng Thư ký Vitas, bất kể những thách thức nào cho nền kinh tế thế giới cũng sẽ tác động trực tiếp đến ngành này.
Ông cũng cho rằng diễn biến khó khăn không chỉ xảy ra riêng với các doanh nghiệp ngành Dệt may. Quý vừa rồi, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp giải thể, phá sản cao hơn đáng kể so với số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động. “Hiếm có quý nào số liệu chênh lệch theo chiều hướng tiêu cực như vậy”, ông nói thêm.
Ngành đang đối diện “rủi ro danh tiếng”
Còn về phía ngân hàng, ông Lê Thanh Tùng - Thành viên HĐQT VietinBank - chỉ ra đến hết quý I/2023, tín dụng toàn ngành chỉ đạt 2,06%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 5,04% cùng kỳ 2022. “Sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp chững lại”, ông nói.
Theo ông Tùng, tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, các doanh nghiệp thu hẹp quy mô, số lượng đơn hàng thấp trong khi chi phí vốn tăng cao, người dân cũng gặp khó khăn hơn so với trước… “Tất cả những khó khăn trên tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng”, vị này cho hay. Theo đó, sau số liệu công bố của 27 ngân hàng, lợi nhuận quý đầu năm nay đã sụt giảm 4,1%.
Ông còn đặc biệt chỉ ra “rủi ro danh tiếng” mà các ngân hàng đang gặp phải sau những lùm xùm quanh thị trường trái phiếu, bảo hiểm… Chưa kể, ngân hàng còn đối mặt với câu chuyện thoái lãi dự thu; rủi ro an ninh, gian lận nội bộ, tấn công mạng…
“Với đặc thù hệ thống ngân hàng là nơi cung ứng vốn lớn của nền kinh tế, thu nhập từ lãi là trọng yếu, lợi nhuận giảm, phải trích lập rủi ro… trong khi phải giảm lãi vay đồng thời theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước”, ông Tùng nói.
Còn ông Bùi Thành Trung - Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối kinh doanh tiền tệ và đầu tư của OCB thì cho rằng từ cuối năm 2022, nền kinh tế đã bộc lộ dấu hiệu khó khăn. Sang đến quý đầu năm nay, diễn biến này vẫn tiếp tục. Lãnh đạo nhà băng này cho biết từ đầu năm nay cũng đã hỗ trợ cho nhiều doanh nghiệp.
“Nếu doanh nghiệp khó khăn, ngân hàng khó khăn và ngược lại”, ông nói. Ông chỉ ra tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn cũng đã giảm xuống 34%, từ mức 37%.
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp Hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) - nhận định cơ quan quản lý tiền tệ đang rất khó khăn trong việc điều hành. “Ngân hàng Nhà nước đang đi trên dây, vừa điều hành vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giảm lãi suất mà còn phải tăng trưởng kinh tế hiệu quả”, ông nói.
Bà Hà Thị Kim Nga, cán bộ kinh tế cao cấp văn phòng đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho rằng việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Mỹ còn lớn hơn và lâu hơn có thể tác động lan tỏa lớn đến châu Á.
Bà Nga khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước nên dựa vào lãi suất chính sách để kiềm chế lạm phát và tránh các áp lực lên tỷ giá, đồng thời đảm bảo sự ổn định khu vực tài chính khi xử lý các nút thắt của thị trường trái phiếu và bất động sản.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC