Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khiếu nại, tố cáo tại TP Thủ Đức tập trung ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng

Nghiêm Lan

Thứ ba, 01/03/2022 - 18:15

(Thanh tra) - Theo bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, phần lớn việc khiếu nại, tố cáo tại TP Thủ Đức tập trung ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, phát biểu kết luận buổi giám sát. Ảnh: NL

Sáng 1/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM giám sát tại UBND TP Thủ Đức về việc thực hiện quy định về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian từ 1/7/2016 đến 1/7/2021.

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, cho rằng nếu hỏi địa phương nào có các vụ khiếu nại, tố cáo nhiều nhất, gay gắt bậc nhất thì chính là TP Thủ Đức, bởi địa phương này phải giải quyết những vụ việc tồn đọng, kéo dài của quận 2, 9 và Thủ Đức cũ.

Chỉ tính riêng các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, ông Tùng cho biết, nếu hiện nay cả TP.HCM có 10 vụ thì TP Thủ Đức đã chiếm tới 4 vụ việc, cùng với nhiều vụ việc tồn đọng khác.

Nội dung khiếu nại, tố cáo chủ yếu tập trung vào lĩnh vực tranh chấp đất đai, nhà cửa, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại: khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu công nghệ cao, dự án chỉnh trang phát triển đô thị Long Bình, Công viên Lịch sử - Văn hóa - Dân tộc, dự án Đại học Quốc gia, dự án mở rộng đường Lê Văn Việt, Xa lộ Hà Nội…

Ông Tùng cho biết, những vụ việc này, Ban Thường vụ Thành ủy Thủ Đức đã làm việc rất nhiều lần và đã có rất nhiều chỉ đạo. Tuy nhiên, đây là những vụ việc đòi hỏi phải có sự phối hợp của các sở, ngành, chứ riêng TP Thủ Đức không thể giải quyết được.

Một trong những vụ việc khiếu nại phức tạp, đông người, kéo dài là ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Dù đã được Thanh tra Chính phủ ban hành hai bản kết luận từ năm 2018 đến nay, nhưng vụ việc vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Năm 2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận 1483 về việc xác định một phần đất 4,3 ha trong khu đô thị mới Thủ Thiêm đã bị thu hồi chưa đúng quy định.

Sau bản kết luận đầu tiên, TP.HCM đã tổ chức khắc phục, trả lại quyền lợi hợp pháp cho 331 hộ dân còn khiếu nại.

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức, báo cáo với đoàn giám sát. Ảnh: NL

Đến nay, khoảng 60% hộ dân tại đây đã đồng thuận và UBND TP Thủ Đức đang xem xét, giải quyết cho các hộ dân còn lại liên quan đến vấn đề thừa kế và khiếu nại ranh đất. “Dự kiến tháng 6/2022, việc giải quyết quyền lợi cho 331 trường hợp này sẽ cơ bản hoàn tất” - ông Hoàng Tùng khẳng định.

Về Kết luận số 1169 vào tháng 7/2021 của Thanh tra Chính phủ, nội dung tái khẳng định số thửa đất mà các hộ dân thuộc 5 khu phố, 3 phường còn khiếu nại là nằm trong ranh quy hoạch, đồng nghĩa với việc thu hồi đất là đúng quy định. Dù nhiều người dân đã có bản kết luận này, tuy nhiên, buổi tiếp xúc để công bố chính thức vẫn chưa diễn ra và những hộ dân trong khu vực trên vẫn chờ đợi.

Ông Đỗ Quốc Doanh, Phó trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức, cho biết hiện vẫn còn tồn đọng 270 đơn khiếu nại, tố cáo liên quan đến khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo ông Tùng, vấn đề cần quan tâm hiện nay là cơ chế, chính sách bồi thường bổ sung. Những cơ chế, chính sách này đang được UBND TP.HCM xem xét bố trí nguồn vốn để thực hiện. Hiện nay, TP.HCM đã có dự thảo 10 nội dung liên quan đến các chính sách đối với người dân thuộc 5 khu phố, 3 phường ở Thủ Thiêm. Vướng mắc còn lại là nguồn bố trí vốn giải quyết bổ sung cho 3.000 hộ dân với tổng kinh phí 1.400 tỉ cho những hộ dân ở đây.

Phát biểu kết luận buổi giám sát, bà Văn Thị Bạch Tuyết, nhận định, phần lớn việc khiếu nại, tố cáo tại TP Thủ Đức tập trung ở khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai. Đây là những lĩnh vực khó do quá trình quản lý đất đai nhiều thời kỳ, mỗi giai đoạn có quy định khác nhau dẫn đến bất cập.

Theo bà Tuyết, mục tiêu sau khi thu hồi đất là đời sống người dân được ổn định, nâng lên. Nhưng có những trường hợp kinh phí đền bù người dân nhận được còn không đảm bảo cuộc sống như hiện tại.

Do vậy, bà Tuyết yêu cầu UBND TP Thủ Đức cần tập trung làm tốt phần việc được giao để giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại đông người. Đối với các vụ việc đơn lẻ, UBND TP Thủ Đức cần chỉ đạo phòng, ban, đơn vị giải quyết trong thời gian ngắn nhất, tránh để kéo dài.

Tuy nhiên, bà Tuyết cũng chia sẻ: "Việc bồi thường chủ yếu liên quan giá đất, quy định pháp luật về quản lý giá đất còn nhiều bất cập, chưa phù hợp. Chúng tôi đã giám sát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng tại Thủ Đức trước đây thì đúng là có quá nhiều khó khăn cho anh em”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

Kim Sơn, Ninh Bình: Không để phát sinh “điểm nóng” về khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Trung Hà

19:47 22/11/2024
Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).

Kim Thành

19:39 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm