Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Khiếu nại, tố cáo dự báo sẽ vẫn diễn biến phức tạp"

Hương Giang

Thứ hai, 14/09/2020 - 18:47

(Thanh tra) - Tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tốt hơn so với các năm trước, song dự báo năm 2021 "vẫn diễn biến phức tap".

Các ý kiến tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tốt hơn. Ảnh: Hương Giang

Tiếp tục chương trình phiên họp 48, chiều ngày 14/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến các báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2020.

“Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, có thời điểm cả nước phải thực hiện giãn cách xã hội nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn chỉ đạo đảm bảo thông suốt trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; yêu cầu thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh đối với công dân và lực lượng cán bộ tiếp công dân”, Tổng Thanh tra Lê Minh Khái trình bày báo cáo.

Khôi phục, bảo đảm quyền lợi cho hơn 1.000 tập thể, cá nhân

Theo Tổng Thanh tra, so với năm 2019, số lượt công dân đến các cơ quan Nhà nước khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh giảm 4%, số đoàn đông người giảm 17,7%, số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính Nhà nước giảm 11,5%. Tuy nhiên, tổng số đơn thư các loại tăng 1,6% do số đơn tố cáo tăng 20,8%.

Các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 24.275 vụ việc, đạt tỷ lệ 83,5%. Qua đó, đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho tập thể, cá nhân 42,1 tỷ đồng, 72,7ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 1.020 tập thể, cá nhân; kiến nghị xử lý vi phạm 541 người, chuyển cơ quan điều tra 12 vụ, 13 đối tượng.

“Nhiều địa phương đã có cách làm mới, dân chủ, qua đó đã giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, dứt điểm nhiều vụ việc ngay từ cấp cơ sở”, ông Lê Minh Khái nói và nhấn mạnh, việc thực hiện kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài được tập trung, đạt nhiều kết quả.

Dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo dự báo sẽ vẫn diễn biến phức tạp. Theo Tổng Thanh tra, tới đây, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp.

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: Hương Giang

Trong đó, sẽ chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là các lĩnh vực dễ phát sinh khiếu nại, tố cáo; giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền mới phát sinh.

“Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực”, Tổng Thanh tra nói.

Thẩm tra sơ bộ, Uỷ ban Pháp luật đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tốt hơn so với các năm trước. Tuy nhiên, theo Uỷ ban này, báo cáo của Chính phủ chưa đánh giá xu hướng của khiếu kiện tập trung đông người có sự tham gia của giáo dân hoặc do bị lợi dụng, kích động, lôi kéo... để từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp thích hợp trong thời gian tới.

Chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp cơ sở còn thấp

“Báo cáo chưa chỉ ra được đâu là nguyên nhân chính làm phát sinh khiếu nại, tố cáo: Do pháp luật chuyên ngành có nhiều sơ hở, bất cập ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước? Hay do việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, kể cả việc xử lý những hành vi lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để cố tình khiếu nại, tố cáo sai, kích động, gây mất trật tự xã hội”, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nhấn mạnh và lưu ý, chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là ở cấp cơ sở, còn thấp.

Ông Tùng dẫn chứng, theo báo cáo của Chính phủ, kết quả giải quyết khiếu nại lần 2 có 27,8% quyết định giải quyết lần 1 phải sửa hoặc hủy; kết quả giải quyết tố cáo tiếp cho thấy có 12,9% tố cáo tiếp là đúng và 25,7% tố cáo tiếp có đúng, có sai.

"Đây là tồn tại kéo dài đã nhiều năm, gây bức xúc cho người dân và là một trong các nguyên nhân dẫn đến gia tăng đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo sớm có giải pháp giải quyết tình trạng này", ông Tùng nói.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng. Ảnh: N.T

Uỷ ban Pháp luật còn đề nghị, cần xác định rõ hơn nữa giải pháp mang tính đột phá gắn với mục tiêu cụ thể để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác này; đồng thời, chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thực hiện.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến đặt vấn đề, một trong 4 nhóm nguyên nhân làm phát sinh khiếu nại, tố cáo là do một số cơ chế, chính sách pháp luật còn bất cập, chưa phù hợp thì có đúng không? “Tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật chưa nghiêm”, ông Chiến nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu thì đề nghị, phải tập trung giải quyết những vụ việc phức tạp kéo dài, có sự phối kết hợp giữa các bộ, ngành; giữa bộ, ngành với địa phương và xác định rõ thẩm quyền, đề nghị phải triển khai thường xuyên và quyết liệt hơn nữa.

Theo ông Lưu, tới đây phải công khai các vụ việc đã được giải quyết đúng pháp luật trên các phương tiện thông tin báo chí và gửi về cho địa phương nơi người có khiếu nại, tố cáo cư trú biết để quản lý phối hợp tốt hơn. “Trường hợp đối thoại, giải thích, vẫn tiếp tục cố tình tố cáo thì đề nghị có giải pháp quyết liệt và mạnh tay hơn”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

2 lần hoãn đối thoại với người dân Thủ Thiêm

Theo ông Lê Minh Khái, Thanh tra Chính phủ đã thành lập tổ công tác tiến hành kiểm tra, đôn đốc một số địa phương về tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo thành công đại hội đảng bộ các cấp.

Thanh tra Chính phủ cũng thành lập Tổ Công tác, ban hành kế hoạch chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân TP Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan tổ chức đối thoại với người dân Thủ Thiêm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. “Tuy nhiên phải hoãn 2 lần do dịch bệnh Covid -19”, Tổng Thanh tra nói và cho biết sẽ tổ chức trở lại ngay sau khi đủ điều kiện cho phép. 

Trong kỳ báo cáo, các cơ quan chức năng đã tiến hành 1.592 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 2.512 cơ quan, tổ chức, đơn vị về trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Từ đó, phát hiện 412 đơn vị có vi phạm, kiến nghị kiểm điểm rút kinh nghiệm 395 tổ chức, 649 cá nhân, xử lý kỷ luật 30 tổ chức, cá nhân.

Thời gian tới, Chính phủ sẽ có giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện kết luận các cuộc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

Hải Phòng: Qua đối thoại, bà Bùi Thị Nức đồng ý rút toàn bộ nội dung đơn khiếu nại (lần 2)

(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).

Kim Thành

19:39 21/11/2024
Bình Định: Giữ nguyên bồi thường trong vụ khiếu nại thuộc dự án đường vành đai

Bình Định: Giữ nguyên bồi thường trong vụ khiếu nại thuộc dự án đường vành đai

(Thanh tra) - Quyết định số 4001/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định khẳng định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với ông Nguyễn Văn Sang là đúng quy định pháp luật. Quyết định giữ nguyên các nội dung trước đó, đồng thời bác bỏ các khiếu nại của ông Sang về việc yêu cầu bồi thường theo loại đất ở, bồi thường 100% giá trị ngôi nhà và giao đất tái định cư diện tích 100m².

Hoàng Hiệp

19:17 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm