Theo dõi Báo Thanh tra trên
Minh Nghĩa – Đình Thanh
Thứ năm, 14/11/2024 - 11:00
(Thanh tra) - Người dân khiếu nại, cho rằng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) không được thực hiện đúng quy trình và giá bồi thường chưa thỏa đáng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Người dân có đất bị thu hồi mong mỏi được xem xét bồi thường thỏa đáng. Ảnh: Đ.T
Dự án dở dang, người dân khiếu nại
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập ngày 27/1/1995, có tổng diện tích 643,7 ha tại khu quy hoạch Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) - Dĩ An (tỉnh Bình Dương). Đến ngày 3/7/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh).
Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Bình Dương có trách nhiệm thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng; lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết; tổ chức đầu tư xây dựng; quản lý đất đai và khu tái định cư các hộ dân thuộc khu quy hoạch Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quy định pháp luật.
Sau gần 30 năm, Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn dở dang, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc, nhiều hộ dân bị ảnh hưởng dự án vẫn chưa đồng thuận.
Tại thành phố Thủ Đức, nhiều hộ dân nằm trong vùng Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã có đơn khiếu nại liên quan đến việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Trong đơn khiếu nại, người dân đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất thực hiện Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đảm bảo đầy đủ các quy định của pháp luật, điều chỉnh giá bồi thường phù hợp với thực tế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị thu hồi.
UBND thành phố Thủ Đức giải quyết như thế nào?
Phản ánh tới Báo Thanh tra, đại diện các hộ dân hiện đang sống trong khu quy hoạch Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại tổ dân phố 18 - 19, khu phố 1 (nay là khu phố 6), phường Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Năm 2006, họ được UBND phường Linh Xuân mời tham dự cuộc họp để thông báo về Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Người dân cho biết, họ hoàn toàn đồng thuận về việc triển khai dự án. Họ chỉ mong muốn rằng cơ quan Nhà nước có chính sách thỏa đáng, khi thực hiện bồi thường giải tỏa thu hồi đất và tài sản đúng quy định của pháp luật tại thời điểm thu hồi đất để có đủ khả năng xây dựng lại chỗ ở mới, có nơi sinh sống mới, ổn định cuộc sống.
Khi UBND thành phố Thủ Đức có quyết định chi trả bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi mặt bằng trong Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung và Linh Xuân (thành phố Thủ Đức), nhiều người dân đã bất bình và có đơn kiến nghị, khiếu nại. Họ cho rằng bồi thường đất năm 2024 mà áp dụng giá và chính sách đền bù năm 2006 là không đúng quy định của pháp luật, không thỏa đáng.
Người dân phường Linh Xuân cho rằng, quá trình lập phương án bồi thường không tổ chức họp dân, không lấy ý kiến người dân có đất bị thu hồi, không cung cấp văn bản pháp lý có giá trị cho người dân đã khiến họ không không nắm rõ và thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
Là một trong những hộ dân có đất bị thu hồi và không không đồng tình với quyết định chi trả bồi thường của UBND thành phố Thủ Đức, gia đình bà Phan Thị Bích Ngọc (ở tại 7/6A tổ 18, khu phố 6, phường Linh Xuân) đã làm đơn khiếu nại.
Trong đơn, gia đình bà Ngọc khiếu nại Quyết định số 4205/QĐ-UBND ngày 29/3/2024 của UBND thành phố Thủ Đức về việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi mặt bằng trong Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tại phường Linh Trung và Linh Xuân, thành phố Thủ Đức, khiếu nại Bảng chiết tính trị giá bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất số 599/BCT-HĐBT ngày 29/3/2024 của Hội đồng Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức.
Theo bà Ngọc, giá bồi thường theo bảng chiết tính trị giá bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản trên đất là quá thấp (giá đất ở là 4.392.000 đồng/m2; giá đất nông nghiệp xen kẽ khu dân cư là 1.311.400 đồng/m2), không phù hợp với thực tế và không đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi.
Tại Quyết định giải quyết khiếu nại số 10071/QĐ-UBND ngày 1/8/2024, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức không chấp nhận khiếu nại của gia đình bà Phan Thị Bích Ngọc yêu cầu UBND thành phố Thủ Đức thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 4205/QĐ-UBND, vì cho rằng khiếu nại không có cơ sở.
Gia đình bà Ngọc đang tiếp tục khiếu nại lên Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị giải quyết thỏa đáng nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân có đất bị thu hồi.
Mới đây, Thanh tra Xây dựng Thành phố Thủ Đức cũng đã gửi giấy mời đến từng hộ dân có đất bị thu hồi để vận động, tiếp xúc, thuyết phục, đối thoại chuẩn bị thực hiện cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định của UBND thành phố Thủ Đức.
Trao đổi với PV ngày 13/11, Chánh Thanh tra Xây dựng thành phố Thủ Đức Lê Ngọc Dũng cho biết: Thanh tra Xây dựng Thủ Đức sẽ xin ý kiến UBND thành phố Thủ Đức để trả lời các vấn đề báo tìm hiểu liên quan đến công tác vận động, thuyết phục người dân có đất bị thu hồi phải di dời ở Dự án Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cách thức làm việc là gửi thư mời cho từng hộ đến trụ sở Thanh tra thành phố Thủ Đức đối thoại. Không mời cùng một lúc nhiều hộ dân.
PV đề nghị được tham gia buổi đối thoại giữa Thanh tra Xây dựng và đại diện gia đình ông Nguyễn Văn Định vào sáng ngày 14/11 về vận động di dời chuẩn bị cưỡng chế. Tuy nhiên ông Dũng từ chối vì lý do có thể những câu chuyện đối thoại chưa hoàn chỉnh không tiện lên mặt báo.
Cho dù PV giải thích theo quy định đối thoại tiếp dân không thuộc phạm vi bị cấm công khai thông tin.
Điều đáng nói, theo người dân thì trước khi nhận quyết định chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất trong dự án của UBND thành phố Thủ Đức thì tất cả các hộ dân có đất bị thu hồi chưa từng được thông qua phương án bồi thường, tham dự cuộc họp công khai nào để góp ý xây dựng dự thảo lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo đúng quy định pháp luật.
Các hộ dân cho rằng, cán bộ Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố Thủ Đức đã bỏ qua các bước, quy trình thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng mà áp đặt phương án bồi thường không còn phù hợp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại hội thảo hoàn thiện đề tài khoa học cấp cơ sở “Tạm đình chỉ, đình chỉ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” vào chiều 29/11, ThS Vũ Đức Hoan, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) chủ nhiệm đề tài cho rằng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) là một phương thức giải quyết KNTC. Việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết KNTC không chỉ giúp quá trình xử lý minh bạch, đúng pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quản lý nhà nước.
Thái Hải
19:52 29/11/2024(Thanh tra) - Ngày 22/11/2024, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1633 về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Hải Yến, thôn Chàng Thắm, xã Yên Hà, huyện Quang Bình. Quyết định này đã hủy bỏ Quyết định số 1394 ngày 30/5/2024 của Chủ tịch UBND huyện Quang Bình do vi phạm thẩm quyền giải khiếu nại lần đầu của bà Yến.
Bùi Bình
19:03 29/11/2024Trần Kiên
19:09 27/11/2024Hoàng Hiệp
11:03 27/11/2024Vũ Linh
06:00 27/11/2024Nam Dũng
Vũ Linh
Thái Hải
Phương Anh
Phương Anh
Vũ Linh
Kim Thành
Thái Hải
Bùi Bình
Bùi Bình
Anh Minh
Lê Phương