Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nhóm PV
Thứ ba, 30/06/2020 - 15:40
(Thanh tra) - Đó là yêu cầu cấp thiết để giữ lấy môi trường tuân thủ pháp luật ở chính ngôi trường đào tạo luật, giúp Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh ổn định, phát triển.
Sóng gió tại Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh vẫn chưa bình yên. Ảnh: PH
Thiếu sót, sai phạm trong quản lý, thu chi tài chính
Ngoài tiến hành thành lập các tổ công tác xác minh đơn tố cáo, năm 2019, Thanh tra Bộ GD&ĐT tiến hành thanh tra hành chính tại Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh.
Qua thanh tra, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã chỉ ra các thiếu sót, sai phạm như: việc triển khai thực hiện Hướng dẫn của Ban Cán sự Đảng bộ GD & ĐT còn một số thiếu sót; chưa đánh giá cán bộ trước khi quy hoạch; quy trình thực hiện chưa đầy đủ các bước; quy hoạch chưa bảo đảm phương châm “mở” và “động” nhiều chức danh chỉ quy hoạch 1 viên chức; trường chưa tổ chức rà soát, bổ sung đủ hồ sơ quy hoạch viên chức theo Văn bản số 89-CV/BCSĐ của Ban Bộ GD&ĐT về rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và Hội đồng trường, Hội đồng Đại học năm 2019.
Về công tác bổ nhiệm, theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, quy định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Trưởng ban hành kèm Quyết định số 995/QĐ-ĐHL chưa được cập nhật theo quy định; một số hồ sơ bổ nhiệm còn thiếu chứng chỉ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch số 36/2014; 4 hồ sơ viên chức xét tuyển đặc cách không đủ điều kiện theo quy định.
Đối với việc thu, chi và quản lý, sử dụng tiền học phí, tiền học lại của hệ vừa làm vừa học, tiền học bổ sung hoàn thiện kiến thức, Thanh tra Bộ GD & ĐT chỉ ra nhà trường hạch toán chưa đầy đủ, kịp thời hơn 29 tỷ đồng số tiền học phí học lại hệ vừa làm vừa học, học bổ sung hoàn thiện kiến thức đã thu và sử dụng số tiền trên từ năm 2014 đến 2017 vào từng năm tài chính là chưa phù hợp với quy định tại khoản 6 Điều 31 Nghị định số 43 của Chính phủ.
Chưa thực hiện dứt điểm các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các khoản công nợ dây dưa nhiều năm đối với số tiền hơn 29 tỷ đồng; chứng từ chi cho quản lý chung hơn 3,4 tỷ đồng chưa đầy đủ rõ ràng, chưa bảo đảm cơ sở quyết toán…
"Sóng gió" vẫn chưa thôi?
Mở đầu cho hành trình tố cáo kéo dài, tố cáo đến nhiều cấp là vụ việc của bà N ở Khoa Luật Quốc tế. Vụ việc bắt nguồn từ chủ trương xuất bản giáo trình Luật Thương mại Quốc tế phần II của nhà Trường.
Trong quá trình biên soạn, bà N được chủ biên là ông Trần Việt Dũng giao soạn chương I cho cuốn giáo trình, nhưng đến khi xuất bản, thì chủ biên đã bỏ tên của bà N và thay đổi nội dung Chương I mà không thông báo với bà N.
Bà N cho rằng, nhiều nội dung trong Chương I đã được chép nguyên văn nội dung của bà đã biên soạn, và đó là hành vi đạo văn. Vụ việc đã được bà N thông tin đến các thành viên trong Khoa Luật quốc tế và Ban Giám hiệu nhà trường.
Rất nhanh chóng, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM đã ban hành Thông báo số 2045/ĐHL-HCTH ngày 2/11/2015 để thu hồi cuốn giáo trình Luật Thương mại Quốc tế - phần 2, lý do được đưa ra là không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
Nhưng gần 2 tháng sau, chính xác là ngày 30/12/2015, Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TPHCM lại ban hành Thông báo số 2580/ĐHL-HCTH thu hồi Thông báo số 2045/ĐHL-HCTH, đồng thời cho tiếp tục phát hành giáo trình Luật Thương mại Quốc tế - phần 2 vì cho rằng chủ biên và Hội đồng Khoa học đào tạo Nhà trường đã thực hiện đầy đủ quy trình biên soạn, thẩm định và phát hành giáo trình theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.
Đáng chú ý là trong Thông báo số 2580/ĐHL-HCTH này cũng không quên nhắc nhở đối với chủ biên: Nghiêm khắc nhắc nhở ông Trần Việt Dũng, Chủ biên Giáo trình Luật Thương mại Quốc tế - Phần 2 nghiêm túc rút kinh nghiệm và thực hiện đúng quy trình biên soạn, in ấn và phát hành giáo trình theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Nhà trường.
Chính sự vào cuộc thiếu nhất quán, không rõ ràng của Ban Giám hiệu nhà trường đã khiến bà N tiếp tục làm đơn tố cáo gửi đến nhiều nơi, nhiều cấp: Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các cơ quan báo chí…
Không chỉ bà N, nhiều cá nhân, tập thể cũng có đơn gửi đến Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, phản ánh những tiêu cực, tình hình mất đoàn kết trong nội bộ các Khoa, Phòng của Nhà trường.
Đã có nhiều người chọn cách ra đi trong lặng lẽ, bỏ lại phía sau bao tâm huyết và những tháng ngày cống hiến, nhưng cũng có nhiều người dũng cảm đứng đơn tố cáo và chấp nhận sự trù dập, chèn ép. Gần đây có 2 người là Phó Giáo sư, Phó Trưởng khoa đã nộp đơn xin từ chức.
"Cơn sóng ngầm" vẫn đang âm ỉ trong ngôi trường Luật lớn nhất phía Nam. Bộ GD&ĐT cần có những giải pháp triệt để, toàn diện để bình yên sớm trở lại với ngôi trường này.
Báo Thanh tra tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chủ động nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phát hiện những vụ việc KNTC ảnh hưởng lớn tới an ninh, trật tự để giải quyết dứt điểm, không để phát sinh thành “điểm nóng”, được huyện Kim Sơn xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Trung Hà
19:47 22/11/2024(Thanh tra) - Chiều 21/11, Chánh Thanh tra thành phố Hải Phòng Bùi Thị Hồng Vân chủ trì buổi đối thoại với bà Bùi Thị Nức có đơn khiếu nại (lần 2) gửi Chủ tịch UBND thành phố khiếu nại Quyết định số 8112/QĐ-UBND ngày 18/7/2024 của Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên về việc giải quyết khiếu nại (lần đầu).
Kim Thành
19:39 21/11/2024Hoàng Hiệp
19:17 21/11/2024Lâm Ánh
21:19 19/11/2024Trần Kiên
20:18 19/11/2024Nhóm phóng viên
16:17 19/11/2024Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang
Lê Hữu Chính
Lâm Ánh
Hương Giang
Trần Kiên
Bùi Bình