Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/10/2013 - 10:24
(Thanh tra) - Kết luận thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tư pháp trong thi hành án dân sự cho thấy, số vụ việc tồn đọng năm trước chuyển sang năm sau lớn, có xu hướng tăng về giá trị. Trong đó, có số lượng lớn vụ việc được xác định có điều kiện nhưng chưa được thi hành.
Án chủ động thi hành đạt kết quả thấp. Ảnh minh họa: Thảo Nguyên
Thực hiện mới 2 năm đã tính phải sửa Luật
Theo Thanh tra Chính phủ, trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được quy định tương đối đầy đủ, cụ thể và dễ thực hiện. Bộ Tư pháp đã xây dựng được thí điểm chế định thừa phát lại; chủ động xây dựng các đề án, nhất là đề án xử lý việc thi hành án tồn đọng, đề án xây dựng cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao năng lực thi hành án…
Tuy nhiên, Luật Thi hành án dân sự đã có hiệu lực thi hành nhưng việc ban hành các nghị định, thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn còn chậm so với quy định của pháp luật và chậm so với yêu cầu. Đến nay, nội dung, hình thức thi nâng ngạch thẩm tra viên thi hành án quy định tại Điều 29 Nghị định số 74/2009/NĐ-CP của Chính phủ chưa được Bộ Tư pháp ban hành hoặc phối hợp với các bộ có liên quan để ban hành.
Đáng chú ý, mới qua 2 năm thực hiện, Luật Thi hành án dân sự đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập như thiếu sự bảo đảm an toàn pháp lý cho chấp hành viên thi hành công vụ; còn 4 vấn đề trong thực tiễn chưa được điều chỉnh; 8 nội dung của Luật chưa được hướng dẫn; 10 vấn đề còn chồng chéo, mâu thuẫn với hệ thống văn bản pháp luật khác và 24 vấn đề còn bất cập, vướng mắc ngay trong hệ thống pháp luật về thi hành án dân sự…
Nhiều án có điều kiện thi hành vẫn chưa được thi hành
Trong thi hành án dân sự, hồ sơ chưa có điều kiện thi hành còn chiếm tỷ lệ cao; chưa chú trọng và kịp thời áp dụng ác biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật đối với người phải thi hành án có điều kiện thi hành. Việc lập hồ sơ đề nghị, việc xét miễn, giảm thi hành án ở một số địa phương còn chậm.
Đặc biệt, số vụ việc tồn đọng năm trước chuyển sang năm sau lớn, có xu hướng tăng về giá trị. Trong số vụ việc tồn đọng, có số lượng lớn vụ việc được xác định có điều kiện nhưng chưa được thi hành.
Kiểm tra một số hồ sơ thi hành án dân sự tại Cục Thi hành án dân sự Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm, khuyết điểm cần được chấn chỉnh, xử lý. Đó là, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn gay gắt, nhiều vụ việc phức tạp kéo dài, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, dư luận quan tâm nhưng chưa được tập trung xử lý dứt điểm.
Công tác thanh tra chưa tập trung vào nhiệm vụ chính trị của ngành là thanh tra việc thi hành bản án; chưa hướng trọng tâm thanh tra là các Cục Thi hành án dân sự có số việc và tiền phải thi hành lớn. Kết quả xử lý kỷ luật đối với 86 trường hợp tại Cục Thi hành án dân sự Hà Nội không phải do Thanh tra Bộ Tư pháp phát hiện.
Việc thi tuyển chấp hành viên sơ cấp còn chậm; chưa tổ chức việc thi nâng ngạch chấp hành viên có sơ cấp lên trung cấp, cao cấp; số lượng thẩm tra viên còn ít và chưa tương xứng với yêu cầu; việc phân bổ chấp hành viên tại các cơ quan thi hành án dân sự còn chưa cân đối, chưa tương xứng với khối lượng công việc nên áp lực thi hành án của chấp hành viên tại một số Cục Thi hành án dân sự, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Hà Nội luôn ở mức quá tải.
Kết quả báo cáo của 12 Cục Thi hành án (Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Nghệ An, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương) cũng cho thấy, số tiền thu được của hoạt động thi hành án theo đơn yêu cầu chiếm 94%, các khoản thu cho ngân sách Nhà nước chỉ chiếm 6%.
Kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Bộ Tư pháp
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng đề án trình Chính phủ để trình Quốc hội cho phép nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự; kiểm điểm trách nhiệm của lãnh đạo Bộ Tư pháp đối với các khuyết điểm trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế; chỉ đạo điều hành thi hành án, trong đó có án chủ động đạt kết quả thấp…
Riêng kết quả kiểm tra hồ sơ thi hành án tại Cục Thi hành án dân sự Hà Nội cho thấy cần có sự kiểm tra thường xuyên trên diện rộng trong phạm vi toàn quốc, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hồ sơ thi hành án dân sự, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết quả này sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xử lý theo thẩm quyền.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.
Trần Quý
21:00 13/12/2024(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định thu hồi tiền cho thuê đất chưa được Ban Quản lý các khu công nghiệp (QLCKCN) tỉnh thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định với số tiền 594,4 triệu đồng và xác định là trách nhiệm của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban QLCKCN tỉnh.
Nam Dũng
16:00 13/12/2024Phương Anh
22:22 12/12/2024Trần Quý
10:00 12/12/2024Phương Anh
08:44 12/12/2024Văn Thanh
19:00 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình