Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ I: Huyện Tiên Phước áp dụng quyết định giao đất ở đã hết hiệu lực

Ngọc Phó

Thứ sáu, 26/08/2022 - 06:35

(Thanh tra) - Ngày 30/9/2020, UBND tỉnh Quảng Nam có Quyết định số 23/2010 ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi thu hồi đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại huyện Tiên Phước lại áp dụng Quyết định số 29/2008 đã hết hiệu lực từ lâu để giao đất ở khi thu hồi đất nông nghiệp.

Một dự án tái định cư ở Tiên Phước (Quảng Nam). Ảnh: N.P

Tại Dự án (DA) Kè chống sạt lở Sông Tiên, ngày 16/3/2011, Ban Quản lý các DA đầu tư và Xây dựng Tiên Phước (BQL) có tờ trình xin chủ trương bố trí đất ở khi giải phóng mặt bằng và tái định cư cho các hộ bị ảnh hưởng di dời.

Đối với loại đất ngoài đất ở bị thiệt hại từ 700m2 trở lên/hộ; được bố trí 1 lô đất mặt tiền hướng ra đỉnh kè, nhưng tối đa không quá 2 lô; số đất còn lại bồi thường bằng tiền mặt.

Đối với đất ở nông thôn bị thiệt hại từ 300m2 trở lên/hộ; được bố trí 1 lô đất ở tương tự, nhưng tối đa không quá 2 lô; số đất còn lại bồi thường bằng tiền mặt.

Ngày 29/3/2011, Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước Hường Văn Minh ký Công văn thống nhất đề nghị của BQL.

Việc UBND huyện Tiên Phước áp dụng quy định trên là vận dụng Quyết định số 29/2008 ngày 26/8/2008 của UBND tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, quyết định này đã hết hiệu lực thi hành và việc áp dụng trên cũng không đúng với Khoản 3, Điều 11 Quyết định số 29/2008: “… Diện tích đất bị thu hồi ở mức tối thiểu phải từ 750m2/hộ (đối với khu vực I), 1.500m2/hộ (đối với khu vực II) và 2.500m2/hộ trở lên (đối với khu vực III); mới đủ điều kiện giao 1 lô đất ở.

Bên cạnh đó, UBND huyện Tiên Phước chưa lập phương án hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp để so sánh với giá trị đất ở nhằm giải quyết bố trí đất ở khi thu hồi đất nông nghiệp; theo đúng tiết 1.2, Khoản 1, Điều 29 Quyết định số 23/2010 của UBND tỉnh.

Quá trình triển khai bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để xây dựng DA Kè chống sạt lở Sông Tiên huyện cũng không lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể của DA; mà lập thành nhiều phương án theo từng vệt khác nhau để thực hiện.

UBND huyện không thông báo, không ra quyết định thu hồi đất và không thu hồi sổ đỏ của các hộ và tổ chức bị thu hồi đất.

Qua kiểm tra cho thấy, việc bố trí đất ở khi thu hồi đất nông nghiệp chưa được UBND tỉnh thống nhất; nhưng UBND huyện đã tự giao 107 lô đất cho 63 hộ là chưa đúng quy định.

Kiểm tra hồ sơ và thực tế hiện trường thể hiện, số lô đất ở thuộc diện bố trí tái định cư và bồi thường bằng đất ở khi thu hồi đất là 38 lô (100m2/lô), đã bố trí 21 còn lại chưa bố trí 17 lô.

Số lô đất ở thoả thuận đổi đất ở hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân khi thu hồi 700m2 nông nghiệp trở lên là 107 lô, đã bố trí và hộ dân làm nhà 35 lô; còn lại chưa bố trí.

Trong 107 lô đổi đất nông nghiệp nêu trên, có 11 trường hợp chưa đủ 700m2 được đổi 1 lô đất ở; 3 trường hợp được bố trí 2 lô khi diện tích thu hồi dưới 1.400m2; là không đúng Công văn số 131 ngày 29/3/2011 của UBND huyện.

Tại DA đường tránh lũ thị trấn Tiên Kỳ - kè chống sạt lở Sông Tiên, lãnh đạo UBND huyện Tiên Phước cũng đồng ý với đề nghị của BQL cho phép bố trí lại đất ở và chuyển đổi ngành nghề theo quy hoạch phân lô cho những hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều; như đã triển khai tại DA Kè chống sạt lở Sông Tiên.

Quá trình triển khai bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại DA này cũng không lập, thẩm định, phê duyệt phương án tổng thể; mà lập thành nhiều phương án theo từng vệt khác nhau.

Không thông báo, không ban hành quyết định thu hồi đất và không thu hồi sổ đỏ của các hộ và tổ chức bị thu hồi đất; vi phạm Điều 39 Quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Quảng Nam.

Đến nay, số lô đất bố trí tái định cư và bồi thường bằng đất ở là 8 lô và đã bố trí cho nhân dân 4 lô. Số lô đất thoả thuận đổi đất ở để chuyển đổi ngành nghề cho nhân dân khi thu hồi 700m2 đất nông nghiệp là 53 lô, đã bố trí 8 lô.

Trong đó, nổi lên sai phạm là bố trí 12 lô đất ở cho 11 hộ khi thu hồi đất nông nghiệp dưới 700m2, 1 hộ được bố trí quá 2 lô (hộ ông Huỳnh Đức Hành) và 4 hộ có diện tích thu hồi dưới 1.400m2 bố trí 2 lô/1 hộ; là không đúng Tờ trình số 198 ngày 25/10/2011 của BQL.

Hai DA nêu trên đã cơ bản đưa vào sử dụng, nhưng hiện tại chưa lập phương án tái định cư, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người dân. Do Luật Đất đai năm 2003 được thay thế bằng Luật Đất đai 2013, nên không thể vận dụng chính sách hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề cho người dân như đã cam kết; gây khó khăn, bức xúc cho người dân.

Thanh tra tỉnh Quảng Nam kiến nghị UBND tỉnh có văn bản trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất cho UBND huyện Tiên Phước lập lại các thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định hiện hành đối với các trường hợp lập phương án và thực hiện bồi thường, hỗ trợ sau ngày 1/7/2014.

Đối với các trường hợp đã lập phương án chi tiết và bồi thường, hỗ trợ trước ngày 1/7/2014, UBND tỉnh cho phép huyện sử dụng hồ sơ kiểm kê cũ để thực hiện lại phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho người dân bị giải toả; do lịch sử là huyện đã triển khai thực hiện.

Yêu cầu UBND huyện tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý theo quy định đối với tập thể, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, hạn chế, sai phạm đã được thanh tra làm rõ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Trần Quý

21:00 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm