Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 23/12/2016 - 16:15
(Thanh tra)- Beny Steinmetz, 1 trong 10 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới đang bị quản thúc tại nhà ở Israel sau khi bị giam giữ vì nghi ngờ hối lộ quan chức Chính phủ Guinea, trong một vụ việc có liên quan đến tranh chấp quyền khai thác một trong những mỏ sắt có giá trị nhất toàn cầu.
Tỷ phú người Israel Beny Steinmetz trong một sự kiện ở Tel Aviv tháng 8/2010. Ảnh: Reuters
Theo cảnh sát Israel, tỷ phú Beny Steinmetz, 60 tuổi, bị bắt giữ vì nghi ngờ hối lộ và rửa tiền.
Sau khi chi trả một khoản tiền bảo lãnh 100 triệu shekel, ông Steinmetz được cho về quản thúc tại nhà trong 2 tuần. Các hộ chiếu bị tịch thu và ông bị cấm rời khỏi Israel trong vòng 180 ngày. Steinmetz đã không xuất hiện tại tòa án.
Cảnh sát cho biết, Steinmetz và một số người Israel khác chủ yếu sống ở nước ngoài, bị nghi ngờ chi hàng chục triệu USD hối lộ các cán bộ cấp cao khu vực công ở Guinea. Cảnh sát Israel đã phối hợp với các cơ quan thực thi pháp luật tại Mỹ, Thụy Sỹ, Guinea và Israel tiến hành điều tra vụ việc như một phần trong nỗ lực chống hối lộ tại khu vực công nước ngoài của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Ngày 20/12, cảnh sát Israel cũng đã bắt giữ người thứ 2 có tên trong hồ sơ của tòa án là Asher Avidan, vì có liên quan đến vụ việc đang điều tra. Avidan, cựu lãnh đạo của Tập đoàn Khai khoáng Beny Steinmetz (BSGR) tại Guinea, cũng được thả về, quản thúc tại nhà cho đến ngày 2/1/2017.
Tháng 1/2013, một ban hội thẩm ở New York (Mỹ) đã mở cuộc điều tra các vi phạm có thể có theo Đạo luật Chống tham nhũng tại nước ngoài và chống tội phạm rửa tiền của Mỹ, liên quan đến việc chuyển nhượng quyền khai thác mỏ Simandou.
Năm 2014, Frederic Cilins, một người Pháp có quan hệ với Steinmetz và BSGR bị kết án 2 năm tù vì đã cản trở công tác điều tra của ban hội thẩm. Các công tố viên buộc tội Frederic Cilins hối lộ một nhân chứng để phá hủy tang chứng và nói dối các nhà điều tra Mỹ. Cilins đã được ra tù vào tháng 1 năm nay.
Phía BSGR một mực cho rằng, những cáo buộc của Chính phủ Guinea là vô căn cứ. BSGR đề nghị sự hỗ trợ của các nhà chức trách Israel về vấn này suốt hơn 1 năm. Và, sự mạnh tay này của các nhà chức trách Israel, rõ ràng là một cách thu hút sự chú ý của người dân.
BSGR bác bỏ những cáo buộc hối lộ các quan chức ở Guinea để giành được một nửa mỏ Simandou khổng lồ năm 2008. Sau đó, BSGR bán 51% quyền khai thác cho nhà khổng lồ khai khoáng Brazil Vale SA năm 2010 với giá 2,5 tỷ USD, mặc dù chỉ nhận về khoản thanh toán 500 triệu USD.
BSGR đã bị tước quyền khai thác vào năm 2014, sau khi một ủy ban của Chính phủ Guinea tìm thấy bằng chứng về tham nhũng trong việc cấp giấy phép khai khoáng.
Chính phủ Guinea, trong một e-mail cho biết, sẽ trung thành với nguyên tắc không can thiệp vào các thủ tục pháp lý. "Nếu vụ việc gia tăng sự ảnh hưởng ở Guinea, chúng tôi sẽ cho phép cơ quan tư pháp của mình hành động như đã làm đối với các vụ việc khác tương tự".
Ngày 20/12 vừa qua, Đài Phát thanh Quân đội của Israel trích dẫn lời ông Yuval Sasson - luật sư của tỷ phú Steinmetz cho biết, BSGR không đưa hối lộ và các công ty khác tìm cách cướp đi quyền khai thác mỏ của họ mới là kẻ phải chịu trách nhiệm trong cuộc điều tra.
Luật sư Yuval Sasson không nói rõ đó là các công ty nào, nhưng Steinmetz đã chỉ ra rằng, các cáo buộc chống lại ông và BSGR là một phần kế hoạch của Tập đoàn Rio Tinto - nhà khai thác mỏ lớn thứ 2 thế giới và những người khác để giành lại quyền khai thác đối với Simandou. Tuy nhiên, Rio đã phủ nhận "kế hoạch" như lời kháng nghị của tỷ phú Steinmetz.
Liên quan đến lĩnh vực khai thác mỏ tại Guinea, tuần trước, Mahmoud Thiam, cựu Bộ trưởng Khai thác mỏ Guinea cũng đã bị các công tố viên Mỹ cáo buộc rửa tiền, hối lộ.
Theo các công tố viên liên bang ở New York, ông Thiam bị cáo buộc đã được một tập đoàn chưa xác định của Trung Quốc trả 8,5 triệu USD nhằm giúp giành được gần như toàn bộ quyền kiểm soát lĩnh vực khai khoáng có giá trị của quốc gia Tây Phi này. Mahmoud Thiam là Bộ trưởng Khai thác mỏ của Guinea năm 2009 và 2010.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình