Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/05/2016 - 06:42
(Thanh tra)- Từ năm 2002 đến 2016, 56 nước thành viên đóng góp khoảng 37 tỷ Euro hỗ trợ các tổ chức cộng đồng toàn cầu phòng chống ba trong số các bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm gồm sốt rét, AIDS và lao. Gần 100 quốc gia được hưởng lợi từ nguồn viện trợ này trong gần một thập kỷ qua.
Quan hệ đối tác giữa các quốc gia trong thế kỷ 21 được mô tả là phương châm hoạt động của Quỹ Toàn cầu(GFATM).
Năm 2016, Quỹ sẽ tổng kết định kỳ 3 năm hoạt động và tổ chức hội nghị thảo luận các vấn đề bổ sung. Từ vài tháng trước, Bộ trưởng Phát triển Đức Gerd Müller (CSU) đã lên tiếng kêu gọi nhà tài trợ, các nước thành viên đóng góp nhiều hơn nữa nhằm phát huy những thành tựu vượt bậc từ các hoạt động vì cộng đồng mà Quỹ mang lại.
Cuộc điều tra gần đây ở Ghana, Tanzania và Cộng hòa Dân chủ Congo đã bộc lộ mặt trái của bức tranh màu hồng được tô vẽ trên.
Nhà báo Francis Mbala khẳng định trong báo cáo rằng, hầu hết người nghèo vẫn trả phí khám chữa bệnh, dù họ là đối tượng được cung cấp dịch vụ miễn phí từ tài trợ của Quỹ. Nhân viên làm việc tại các trung tâm y tế không được trả lương và họ xem việc bán lại thuốc cho người bệnh là hiển nhiên thay vì phải cấp phát thuốc miễn phí.
Thêm vào đó, việc kho chứa thuốc tại Ghanabị thiêu rụi năm 2015 có thể che giấu thực tế là lượng lớn thuốc đã bị rút ruột và tuồn ra ngoài chợ đen. Vụ cháy được ngụy tạo để che giấu hành vi biển thủ và gian lận này.
Quỹ Toàn cầu có chính sách không khoan nhượng với hành vi tham nhũng. Do đó, người tiền nhiệm của Müller, Dirk Niebel (FDP) ngay lập tức ngưng thanh toán cho Quỹ khi vụ việc được đưa ra ánh sáng.
Kể từ khi thành lập năm 2002, Liên minh châu Âu đã tài trợ khoảng 50% tổng nguồn vốn cung cấp cho Quỹ Toàn cầu hoạt động. Tính đến 32/12/2012, Ủy ban châu Âu đã đóng góp 1,13 tỷ Euro và cam kết tăng số tiền tài trợ lên 1,26 tỷ Euro đến năm 2013 từ ngân sách Liên minh châu Âu chung và Quỹ Phát triển châu Âu (do tất cả các thành viên Liên minh châu Âu đóng góp). Đây là nhà tài trợ lớn thứ sáu sau Mỹ, Pháp, Anh, Đức và Nhật Bản.
Võ Như Uyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.
Thái Hải
12:55 06/12/2024(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.
PV
11:08 04/12/2024Phương Anh
11:30 25/11/2024Thái Hải
21:55 09/10/2024Thái Hải
15:28 09/10/2024Thái Hải
22:05 07/10/2024Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà