Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quan tham TQ khai 'ghế' bí thư giá hơn 16 triệu USD

Thứ hai, 01/12/2014 - 17:25

Nguyên bí thư TP Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, người bị kết án tử hình vì tham nhũng hồi năm ngoái, từng khai chiếc “ghế” của mình có giá 100 triệu nhân dân tệ (16,3 triệu USD), trong khi “ghế” phó thị trưởng có giá 10 triệu nhân dân tệ.

Thông tin được tờ Bưu điện Hoa nam buổi sáng của Hồng Kông đăng tải, trích dẫn một bài viết trên Tân Hoa Xã đã bị gỡ bỏ không lâu sau khi xuất hiện.

Ai mua, ai bán?

Bài viết có tiêu đề “Ai là người mua và ai là kẻ bán” được đánh giá là bất thường, bởi nó cho thấy tình trạng tham nhũng tại Trung Quốc là có hệ thống, đi ngược lại với quan điểm của giới lãnh đạo nước này đó là tham nhũng chỉ là sự suy đồi đạo đức của một số cá nhân. Và do chỉ là sai sót cá nhân, nên giải pháp đó là khai trừ đảng, đưa ra xét xử và tống giam những kẻ phạm tội.

La Ấm Quốc, nguyên bí thư TP Mậu Danh đã lĩnh án tử hình vì ăn hối lộ

Tuy nhiên, nếu tham nhũng là vấn đề mang tính hệ thống, rõ ràng giải pháp không thể dừng lại ở đây.

Theo bài viết, các cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc đã nhận diện được 3 dạng người có thể “chạy chức”, đó là những người nóng lòng muốn thăng tiến, những người muốn được thuyên chuyển từ một đơn vị hay khu vực nghèo sang một đơn vị giàu có hơn, và những người chưa phải quan chức chính phủ nhưng muốn làm quan.

Những kẻ bán là các quan chức cấp cao, đặc biệt là giới lãnh đạo chóp bu tại một vùng hoặc một đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm nhân sự. Cấp phó, và đôi khi là những quan chức đứng hàng thứ ba hoặc thứ tư tại mỗi vùng hoặc đơn vị đó sẽ nhận hối lộ để giúp người khác thăng tiến.

Chạy ghế… trả góp

Tân Hoa Xã thậm chí còn chỉ rõ nhiều phương thức “thanh toán” trong các thương vụ “mua ghế” và thời điểm hoạt động này diễn ra sôi động nhất.

Trong khi một số kẻ chạy chức sẽ vay vốn ngân hàng để “đầu tư”, thì một số khác lại tìm kiếm sự “tài trợ” từ các doanh nhân, những người sẽ thu được lợi sau khi phi vụ chạy chức thành công. Một số khác thì dùng chính tiền nhận được từ các vụ tham nhũng hoặc hối lộ khác.

“Người mua” cũng có thể thanh toán cho việc chạy chức của mình làm nhiều đợt, cho đến khi chính thức được bổ nhiệm vào vị trí mong muốn, không mấy khác những người mua nhà trả góp.

Hoạt động “mua ghế” thường tăng lên ngay trước mỗi kỳ bầu cử và những đợt thay đổi nhân sự lớn trong đảng và đội ngũ lãnh đạo chính phủ Trung Quốc, có nghĩa là số lượng giao dịch thường nở rộ sau mỗi 5 năm.

Thời điểm tốt nhất để hối lộ một quan chức cấp trên đó là khi họ đi nghỉ, khi một thành viên trong gia đình họ bị ốm, khi con của quan chức này đi du học nước ngoài hoặc trong những sự kiện quan trọng của gia đình họ như đám cưới hay sinh nhật.

Tiền càng nhiều ghế càng to

Những vụ án tham nhũng bị phanh phui gần đây đã cho thấy rõ quy mô của các vụ “chạy chức”. Hồi năm ngoái, La Ấm Quốc, nguyên bí thư TP Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông đã bị tòa tuyên án tử hình sau khi nhận hối lộ hơn 100 triệu nhân dân tệ (16,3 triệu USD) từ 64 thuộc cấp muốn thăng tiến.

Ông La đã khai ra một bảng giá cụ thể cho từng vị trí có thể “chạy”: 200.000 nhân dân tệ (32.587 USD) cho một vị trí ngành công nghệ, 2 triệu nhân dân tệ cho vị trí tại cấp sở, 10 triệu nhân dân tệ (1,63 triệu USD) cho vị trí phó thị trưởng thành phố. Thậm chí ngay cả “ghế” bí thư của mình cũng được La treo giá 100 triệu nhân dân tệ.

Trong hai vụ việc gây chấn động khác, phó chủ tịch quân ủy trung ương Trung Quốc, tướng Từ Tài Hậu, người từng là ủy viên Bộ chính trị cho đến khi về hưu năm 2012, và Cốc Tuấn Sơn, nguyên Chủ nhiệm Tổng cục hậu cần của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc, cũng đã bị cáo buộc nhận hối lộ để đề bạt cho hàng trăm sỹ quan, thu lợi bất chính hàng chục triệu nhân dân tệ.

Quy luật của thị trường này rất đơn giản, khoản “đầu tư” cho mỗi “chiếc ghế” càng lớn, mức độ sinh lời mà người mua mong muốn kiếm được càng cao. Các khoản tiền này cũng giải thích vì sao việc trở thành viên chức nhà nước là công việc được giới trẻ tại Trung Quốc đại lục khát khao nhất.

Khảo sát cho thấy, có tới 76,4% sinh viên tốt nghiệp đại học nước này xem việc trở thành viên chức nhà nước là lựa chọn số 1. Trong khi đó ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp hay Singapore, tỷ lệ này chỉ lần lượt là 3%, 5% và 2%.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm