Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo động về làn sóng vơ vét đất đai toàn cầu

Thứ năm, 29/09/2011 - 15:15

Làn sóng vơ vét đất đai của giới đầu tư đã đẩy nông dân và những cộng đồng nghèo ở nhiều nước, đặc biệt là ở châu Phi, vào cảnh không nhà, không đất canh tác, đói khổ. Nghiên cứu của Oxfam gióng lên hồi chuông báo động.

Những nông dân làng Kicucula đã bị đuổi khỏi khu vực sinh sống của mình ở Mubende, Uganda - Ảnh: Oxfam

Francis Longoli, một nông dân ở quận Kiboga (Uganda), nói trong nước mắt: “Tôi nhớ đất đai của mình, 3 mẫu trồng cà phê, cây cối bạt ngàn, đủ loại. Tôi trồng chuối, nuôi ong, có hai căn nhà đẹp. Đất đai cho tôi tất cả. Giờ thì hết cả rồi. Tôi là người nghèo nhất”.

Từ năm ngoái, gia đình ông đã trắng tay sau khi chính phủ thông báo sẽ lấy đất để cho Công ty New Forests (NFC) của Anh trồng cây. NFC có giấy phép trồng rừng ở Uganda, Tanzania, Mozambique và Rwanda. Oxfam (tổ chức từ thiện về hỗ trợ phát triển và chống nghèo đói của Anh) khẳng định bằng cách đầu tư này, NFC đã đẩy hơn 20.000 người ở Kiboga vào cảnh mất nhà, mất đất cắm dùi!

Câu chuyện ở Uganda chỉ là một ví dụ điển hình cho làn sóng vơ vét đất đai đang diễn ra trên thế giới và đẩy nông dân nghèo vào tình trạng bần cùng.

Từ lâu, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhiều lần lên tiếng báo động về nguy cơ đối với chủ quyền của các nước trước việc Trung Quốc mua gom đất đai ở Mỹ Latin và châu Phi, hay việc có rất nhiều tập đoàn châu Âu, Mỹ đang chạy đua vơ vét đất đai ở châu Phi.

Trong bối cảnh giá lương thực tăng, các nước giàu có và các quỹ đầu tư nhận thấy cơ hội vàng ở lục địa đen này để có thể sở hữu những vùng đất rộng lớn.

Theo Viện Oakland (Mỹ), trong năm 2009 các nhà đầu tư đã mua hoặc thuê lại gần 60 triệu ha đất ở châu Phi. Riêng Ethiopia, Saudi Arabia và Trung Quốc đã có kế hoạch thuê đất để trồng hơn 1 triệu tấn gạo và mang về nước mình.

Chính quyền Ethiopia cho rằng hầu hết mảnh đất này không được người dân địa phương sử dụng hiệu quả, nếu cho thuê thì sẽ có lợi cho cộng đồng nơi đây. Nhưng giá lương thực tại Ethiopia đang leo thang, lên hơn 30% so với một năm trước.

Ethiopia, Kenya và Somalia là tâm điểm của cuộc khủng hoảng lương thực tồi tệ nhất thế giới hiện nay.

Báo cáo của Oakland cũng cho biết các quỹ đầu tư mạo hiểm đứng đằng sau các vụ vơ vét đất ở châu Phi, nhằm tăng lợi nhuận từ lĩnh vực lương thực và nhiên liệu sinh học. Các công ty nước ngoài sở hữu đất để đảm bảo vị trí và ảnh hưởng của họ trên thị trường lương thực toàn cầu, và có nguồn cung cho các mặt hàng nhiên liệu sinh học. Điều này khiến hệ thống lương thực toàn cầu ngày càng kém an ninh. Giới chuyên gia nông nghiệp cho rằng điều đó còn nguy hiểm hơn cả khủng bố.

Theo Oxfam, từ năm 2001 đến nay khoảng 227 triệu ha đã được bán hoặc được cho thuê trên khắp thế giới. Con số này tương đương diện tích nước Đức, và một nửa trong số này là ở châu Phi.

Các thỏa thuận vơ vét đất đã tăng mạnh từ năm 2008 khi giá thực phẩm tăng vọt, có nguy cơ đe dọa đến an ninh lương thực của mỗi nước. Dự báo các thỏa thuận thâu tóm đất đai sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.

Giám đốc Oxfam Barbara Stocking cho rằng các nhà đầu tư đất đang “vơ vét” một cách mù quáng và tảng lờ nhu cầu của những người sống nhờ đất. “Rất nhiều người nghèo nhất thế giới đang bị bỏ rơi trước tốc độ gia tăng chưa từng thấy của các hợp đồng mua bán đất và cạnh tranh để có đất”.

Oxfam cho biết trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các cuộc vơ vét này là phụ nữ, lực lượng lao động sản xuất tới 80% thực phẩm tại một số nước nghèo, và họ thường là đối tượng yếu ớt nhất do quyền về đất của họ không được bảo vệ.

Chuyên gia Obang Metho của Phong trào thống nhất vì Ethiopia mới nhận định những hợp đồng thương lượng mua đất chỉ làm đầy túi những nhà lãnh đạo tham nhũng và các nhà đầu tư nước ngoài, còn người nông dân thì bị bỏ rơi.

Nông dân Trung Quốc biểu tình vì bị mất đất

Theo Reuters, trong những ngày qua, hàng trăm nông dân từ hai làng ở tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc đã biểu tình để phản đối nạn cướp đất. Họ tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền địa phương ở huyện Lục Phong, thành phố Sán Vĩ, đánh phèng la và hét lớn: “Hãy trả lại đất đai cho chúng tôi”, “Hãy trả lại ruộng đất cho chúng tôi”, “Hãy để chúng tôi tiếp tục cấy cày”.

Các vụ thâu tóm đất này thường do các công ty nhà nước hoặc tư nhân thực hiện với sự tiếp sức của chính quyền địa phương.


(Tuổi trẻ Online)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

Phòng, chống tham nhũng là một trong những yếu tố bảo đảm tiên quyết để đạt mục tiêu phát triển bền vững

(Thanh tra) - Trong khuôn khổ phi dự án “Nâng cao năng lực thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng tại Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024”, ngày 6/12, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT), Thanh tra Chính phủ phối hợp với UNDP tổ chức hội thảo khoa học “Đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc”.

Thái Hải

12:55 06/12/2024
Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ tham dự Hội nghị lần thứ 20 Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN

(Thanh tra) - Triển khai khoản 3 Điều 6 của Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) và khoản 1 Điều 2 của văn kiện Điều khoản tham chiếu (TOR) của Nhóm các Cơ quan Phòng, Chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), từ ngày 2-5/12/2024, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ do ông Nguyễn Văn Cảnh, Cục trưởng Cục Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm Trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN-PAC lần thứ 20 và các hoạt động bên lề Hội nghị tại Ba-li, In-đô-nê-xi-a.

PV

11:08 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm