Theo dõi Báo Thanh tra trên
H.A
Thứ ba, 08/10/2024 - 08:06
(Thanh tra) - Phúc đáp Công văn số 7143/NHNN-TTGSNH ngày 27/8/2024 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2022; sau khi nghiên cứu, Thanh tra Chính phủ có ý kiến như sau:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xin ý kiến về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai công tác thanh tra theo Luật Thanh tra năm 2022. Ảnh: Chinhphu.vn
1. Về việc ban hành văn bản hướng dẫn quy định về tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022
Tổ chức, hoạt động của đoàn thanh tra đã được quy định tại Điều 60 của Luật Thanh tra và được quy định chi tiết tại Chương IV của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra.
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra đã được quy định tại Luật Thanh tra, Nghị định số 43/2023/NĐ-CP và Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/1/2024 của Chính phủ quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang xây dựng và ban hành trong thời gian tới Thông tư hướng dẫn một số quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra (dự kiến ban hành vào quý IV năm 2024).
2. Về một số khó khăn, vướng mắc được nêu tại Công văn số 3566/TTGSNH8
2.1. Về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra
Khoản 1 Điều 59 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra: "Thủ trưởng cơ quan thanh tra căn cứ quy định tại Điều 51 của Luật này ban hành quyết định thanh tra". Khoản 2 Điều 37 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định về hoạt động thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành "Trong hoạt động thanh tra, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan thanh tra theo đó chỉ thủ trưởng quan thanh tra...".
Theo đó, chỉ thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra mới có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra. Đây là quy định mới của Luật Thanh tra năm 2022 nhằm tăng cường tính chuyên nghiệp, chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan thanh tra.
Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP được ban hành trên cơ sở căn cứ vào Luật Thanh tra năm 2010, do đó các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung, trong đó có quy định về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra đã không còn phù hợp với Luật Thanh tra năm 2022.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Do đó, cần áp dụng quy định về thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra được quy định tại Luật Thanh tra năm 2022.
2.2. Về việc công bố quyết định thanh tra
Khoản 11 Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định: "Thời hạn thanh tra là khoảng thời gian được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp".
Do đó, thời gian tiến hành thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra. Sau khi công bố quyết định thanh tra theo khoản 3 Điều 59 của Luật Thanh tra, người tiến hành thanh tra có thể xem xét, thực hiện các quyền thanh tra của mình cho phù hợp, bảo đảm đúng mục đích, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
2.3. Về việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật Thanh tra năm 2010
a) Theo quy định tại khoản 4 Điều 154 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: "văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực".
Do đó, Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định về việc thực hiện kết luận thanh tra hết hiệu lực thi hành sau khi Luật Thanh tra năm 2010 hết hiệu lực thi hành.
Các nội dung liên quan đến thực hiện kết luận thanh tra đã được quy định tại Chương V của Luật Thanh tra năm 2022 và Mục 2, Mục 3 Chương VI của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP.
Đối với Thông tư số 06/2021/TT-TTP, về cơ bản các nội dung của Thông tư đã được đưa vào Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP.
Tại Quyết định số 307/QĐ-TTCP ngày 29/5/2024 của Thanh tra Chính phủ về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Thanh tra Chính phủ kỳ 2019-2023 đã xác định Thông tư số 06/2021/TT-TTCP hết hiệu lực thi hành.
Hiện nay, Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện để ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện quy định và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Đối với các cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày 1/7/2023 thì thực hiện theo quy định tại Điều 118 của Luật Thanh tra năm 2022: "Các cuộc thanh tra có quyết định thanh tra được ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12".
b) Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 7/4/2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng, Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17/5/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP, Thông tư số 36/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành Ngân hàng được ban hành trên cơ sở căn cứ vào Luật Thanh tra năm 2010. Do đó, các quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra nói chung, trong đó có quy định về quy định về trình tự, thủ tục thanh tra đã không còn phù hợp với Luật Thanh tra năm 2022.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 156 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn. Do đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét để áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh tra cho phù hợp.
2.4. Về việc công khai kết luận thanh tra
a) Về nội dung kết luận thanh tra được công khai: Điều 48 của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP quy định những nội dung kết luận thanh tra phải được công khai: "Kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật Nhà nước, bí mật ngân hàng, bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật không được công khai".
Pháp luật về ngân hàng như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị định số 117/2018?NĐ-CP ngày 11/9/2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh nhánh ngân hàng nước ngoài... không có quy định về "bí mật ngân hàng" mà chỉ có khái niệm "bí mật thông tin khách hàng".
Để bảo đảm sử dụng thống nhất, đồng bộ thuật ngữ trong hệ thống pháp luật, đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Thanh tra Chính phủ trong việc nghiên cứu và tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện pháp luật về vấn đề này trong thời gian tới.
b) Về việc đăng tải công khai kết luận thanh tra: Theo Điều 79 của Luật Thanh tra năm 2022, Điều 49 của Nghị định số 43/2023/NĐ-CP, kết luận thanh tra phải đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp ít nhất 15 ngày liên tục.
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố không có cổng thông tin điện tử thì xem xét, đăng tải kết luận thanh tra trên Cổng thông tin điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.5. Về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra
Khoản 4 Điều 39, khoản 2 Điều 40, khoản 2 Điều 41 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên có quy định về "chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật". Theo đó, điều kiện để bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên ngoài quy định về chứng chỉ nghiệp vụ thanh tra thì tương ứng với từng ngạch còn phải đáp ứng các chứng chỉ khác như chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học... theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
2.6. Về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra
Khoản 1 Điều 77 của Luật Thanh tra năm 2022 quy định: "Dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra Tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết".
Theo đó, Luật quy định rõ các trường hợp bắt buộc phải được thẩm định dự thảo kết luận thanh tra trước khi ký ban hành. Đối với các trường hợp còn lại, Luật quy định "khi cần thiết" nhằm tạo sự chủ động cho người ra quyết định thanh tra quyết định tùy thuộc vào tính chất, mức độ khó khăn, phức tạp của cuộc thanh tra.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi và bổ sung nhiều quyền lợi cho người tham gia, bảo đảm an sinh xã hội lâu dài đối với người dân. Trong đó đáng chú ý, Luật quy định nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, với 6 chế độ dành cho người lao động.
Giang Sơn
(Thanh tra) - Gửi câu hỏi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Phan Quang Thêm (Quảng Nam) cho biết, ông làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nhóm 2, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức đấu thầu và giao thầu. 80% thu nhập của đơn vị từ nguồn đấu thầu, 20% từ nguồn giao thầu.
Phương Anh
Phương Anh
Thông Sắc
Nam Dũng
TC
Nhật Minh
Thái Hải
Giang Sơn
Văn Thanh
Hương Giang
PV
Chính Bình
Thu Huyền
Hương Trà
Văn Thanh