Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ ba, 10/12/2024 - 11:04
(Thanh tra) - Gửi câu hỏi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Phan Quang Thêm (Quảng Nam) cho biết, ông làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nhóm 2, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức đấu thầu và giao thầu. 80% thu nhập của đơn vị từ nguồn đấu thầu, 20% từ nguồn giao thầu.
Ảnh minh họa: IT
Tất cả nguồn đều là dịch vụ công ích trên cơ sở dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt với chi phí nhân công được cấu thành theo Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH.
Ông Thêm hỏi, chi phí tiền lương cho người lao động tại đơn vị của ông có được áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tính theo Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH không và vì sao?
Theo ông Thêm, đơn vị của ông đang áp dụng Điểm b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tính phụ cấp lương theo thỏa thuận bằng hệ số điều chỉnh tăng thêm trên cơ sở cân đối nguồn của đơn vị.
Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau: Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Ông Thêm hỏi, cách tính phụ cấp theo thoả thuận của đơn vị như vậy có được không? Vì sao?
Ngày 9/12, trả lời công dân về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH ngày 6/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì Thông tư này hướng dẫn việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích quy định tại Phụ lục II và dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Biểu 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách Nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên do doanh nghiệp thực hiện.
Đơn vị của ông Phan Quang Thêm là đơn vị sự nghiệp công lập nên không thuộc phạm vi, đối tượng áp dụng của Thông tư số 17/2019/TT- BLĐTBXH, theo đó đơn vị của ông không có cơ sở áp dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương theo quy định tại Thông tư số 17/2019/TT-BLĐTBXH.
Đối với trường hợp tiền lương trong hợp đồng lao động của người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập áp dụng theo mức tiền lương thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động (không áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức) thì việc thỏa thuận nguồn chi trả và cách tính phụ cấp đối với người lao động theo quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH được thực hiện theo sự thỏa thuận của đơn vị với người lao động.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gửi câu hỏi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ông Phan Quang Thêm (Quảng Nam) cho biết, ông làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính nhóm 2, thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công theo hình thức đấu thầu và giao thầu. 80% thu nhập của đơn vị từ nguồn đấu thầu, 20% từ nguồn giao thầu.
Phương Anh
11:04 10/12/2024(Thanh tra) - Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Phương Anh
11:07 19/11/2024Thông Sắc
16:58 29/10/2024Nam Dũng
11:34 29/10/2024TKBT
09:00 16/05/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà