Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 4: UBND tỉnh yêu cầu huyện Quỳ Hợp báo cáo nội dung Báo Thanh tra phản ánh trước 25/8

Xuân Thống

Thứ ba, 22/08/2023 - 14:21

(Thanh tra) - Sau loạt bài phản ánh về tình trạng nhiều xưởng chế biến khoáng sản trên huyện miền núi Quỳ Hợp, Nghệ An vi phạm pháp luật cũng như thực trạng khó khăn trong quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu Chủ tịch UBND huyện kiểm tra, xử lý và báo cáo trước 25/8/2023.

Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND huyện Quỳ Hợp báo cáo vấn đề Báo Thanh tra nêu trước 25/8/2023. Ảnh: Xuân Thống

Sau khi Báo Thanh tra đăng loạt bài viết: "Quỳ Hợp, Nghệ An: Nhiều vi phạm tại các xưởng chế biến khoáng sản" nêu lên thực trạng hàng trăm xưởng chế biến đá “mọc tự phát” nhiều năm ở huyện Quỳ Hợp đi vào hoạt động, sản xuất nhưng lại thiếu sự kiểm tra, giám sát và phương án giải quyết, xử lý của chính quyền địa phương. Tình trạng này diễn ra khá lâu, với hiện trạng sử dụng đất hiện nay là các xưởng đã xây dựng nhà xưởng, nhà công nhân, bãi tập kết đá các loại, hố lắng chất thải và các công trình phục vụ sản xuất khác. Những vấn đề này kéo dài, làm nảy sinh những khó khăn, vướng mắc, nhất là khi cơ quan chức năng ra quân, đấu tranh "đánh mạnh", xử lý các mỏ và giám sát, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Sau khi báo đăng, tiếp nhận nội dung phản ánh, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, ông Phan Đức Sơn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh truyền đạt ý kiến chỉ đạo giao Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp chỉ đạo, kiểm tra, xem xét xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời yêu cầu kết quả kiểm tra báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Báo Thanh tra trước ngày 25/8/2023.

Trước đó, Báo Thanh tra đã thực hiện loạt bài phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn huyện Qùy Hợp và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý, giải quyết đối với các tổ chức, hộ cá nhân vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản. Đồng thời, nêu lên những bất cập, đề xuất, kiến nghị từ cơ sở để chấn chỉnh, thực hiện tốt hơn hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, vừa đảm bảo đúng quy định của pháp luật, vừa tránh thất thu thuế, tạo nguồn thu ngân sách cũng như bài toán việc làm, an sinh xã hội tại địa phương - nơi tập trung nhiều nhất các mỏ, điểm mỏ và xưởng chế biến khoáng sản ở tỉnh Nghệ An hiện nay.

Liên quan vấn đề báo chí phản ánh về tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản, ghi nhận của chúng tôi, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An cũng đã ký văn bản gửi các sở, ngành, huyện, thành thị chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, nhằm tiếp tục tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh.

Theo Công văn số 6647/UBND-NC do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh ký về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản, UBND tỉnh giao Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Công an tỉnh; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thành, thị xã, theo chức năng, nhiệm vụ, tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Trong đó, giao Công an tỉnh chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm trong hoạt động khoáng sản, nhất là khai thác, chế biến khoáng sản trái pháp luật trên địa bàn huyện Quỳ Hợp...

Chủ tịch UBND huyện, thành, thị triển khai ký quy chế phối hợp bảo vệ khoáng sản vùng giáp ranh chưa cấp phép khai thác, tổ chức phối hợp có hiệu quả quy chế, tránh đùn đẩy trách nhiệm khi thực hiện. Tiến hành giải tỏa, ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ngay sau khi phát hiện hoặc nhận được tin báo.

Kịp thời báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo xử lý trong trường hợp không ngăn chặn được hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên khác còn lại ở khu vực có giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực, xử lý nghiêm các hoạt động khai thác khoáng sản khu vực có giấy phép chấm dứt hiệu lực, khu vực đóng cửa mỏ, quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ đất sau khi mỏ kết thúc khai thác.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

Hà Nội: Xử lý cơ sở gây ô nhiễm tại Long Biên sau phản ánh của Báo Thanh tra

(Thanh tra) - Ngay sau khi Báo Thanh tra đăng tải bài viết “Hà Nội: Nỗi lo ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới hàng nghìn người dân tại quận Long Biên”, UBND phường Đức Giang đã tiến hành kiểm tra, yêu cầu cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại ngõ 67 phố Đức Giang chấm dứt hoạt động, tháo dỡ máy móc di chuyển ra khỏi khu vực.

Thanh Hoa

11:21 11/11/2024
Còn những vấn đề cần được làm rõ

Còn những vấn đề cần được làm rõ

(Thanh tra) - Liên quan đến việc xử lý những vi phạm trong quá trình thực hiện gói thầu mua sắm bồn nước, bà Hoàng Thị Lan, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Dân tộc huyện Hướng Hóa đã bị kỷ luật cảnh cáo. Thế nhưng, việc làm rõ những sai phạm, xử lý những cá nhân, đơn vị có liên quan vẫn đang được dư luận quan tâm.

Khánh Anh

15:00 04/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm