Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 05/06/2015 - 06:31
(Thanh tra) - Đó là băn khoăn của ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ với PV Báo Thanh tra về Dự thảo Bộ luật Hình sự (BLHS) (sửa đổi).
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ. Ảnh: Thảo Nguyên
Chưa có gì đột phá
+ Tại kỳ họp 9 đang diễn ra, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến lần đầu Dự thảo BLHS (sửa đổi), trong đó có những sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng khái niệm tội phạm về chức vụ, nhằm góp phần thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Quan điểm của ông về những điểm mới sửa đổi này?
- Đảng, Nhà nước có chủ trương thống nhất phải xử lý nghiêm những người có hành vi tham nhũng. Với những gì được sửa đổi, bổ sung tôi thấy chưa có gì đột phá. Dự thảo vẫn gom các tội phạm tham nhũng với các tội phạm về chức vụ khác trong một chương. Điều này cho thấy chính sách hình sự xử lý tội phạm tham nhũng không nhất quán. Tôi cho rằng, cần xây dựng một chương riêng đối với tội phạm tham nhũng.
Khi Việt Nam tham gia Công ước thì việc xử lý tội phạm tham nhũng phải cố gắng xử lý cả ở góc độ chủ động và bị động là như nhau vì đưa hội lộ và nhận hối lộ nguy hiểm như nhau, trừ trường hợp bị ép buộc đưa hối lộ (thì có cơ chế giảm hoặc miễn trách nhiệm). Dự thảo hiện vẫn gắp ra, chưa thừa nhận và xử lý bằng 2 quy phạm riêng là không hợp lý. Việc xử lý một số hành vi tội phạm về chức vụ xảy ra trong khu vực tư cũng không ổn, khi không dám gọi là tham nhũng thì vẫn không nhất quán vấn đề xử lý “anh trong, anh ngoài” như thế nào.
Một vấn đề nữa, để xử lý nghiêm, dứt điểm, rốt ráo tội phạm tham nhũng thì nên cấu thành hình thức, thời điểm hoàn thành tội phạm sớm hơn một chút so với quy định hiện tại. Bởi, tội phạm tham nhũng có khả năng can thiệp, tác động xóa dấu vết nhanh và cũng để các cơ quan thực thi pháp luật có đủ thời gian áp dụng các biện pháp cần thiết để giữ tài sản tham nhũng. Nếu cứ với quy định hiện tại, đến khi xử lý được thì tài sản tham nhũng đã được tẩu tán hoặc hợp pháp hóa mất rồi. Hơn nữa, muốn tăng hiệu quả thu hồi tài sản, thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân.
+ Như ông nói, quan điểm phải xử lý nghiêm khắc hơn đối với tội phạm tham nhũng. Đối chiếu với Dự thảo, mặc dù định lượng giá trị tài sản tham nhũng vẫn giữ nguyên, nhưng tất cả các tội danh đều được bổ sung thêm hình phạt “cải tạo không giam giữ” khiến dư luận đặt nghi vấn phải chăng sẽ “nhẹ tay” với tội phạm này?
- Xử lý tội phạm nào cũng phải căn cứ vào khung hình phạt trong BLHS. Tội phạm tham nhũng cũng là một loại tội phạm thì phải đi theo khung hình phạt: Cải tạo không giam giữ, phạt tù, tử hình… Không thể nói cứ qui định “cải tạo không giam giữ” là xử tội phạm tham nhũng bằng “cải tạo không giam giữ” mà phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hành vi cụ thể. Ở đây chỉ nhìn về kỹ thuật lập pháp chứ đừng nhìn về chính sách hình sự đối với tội phạm nhũng.
Với lại, làm sao nói mọi tội phạm tham nhũng không được áp dụng hình phạt “cải tạo không giam giữ”? Đó là áp đặt! Hành vi tham nhũng cũng có các cấp khác nhau, không phải mọi trường hợp đều cho đi tù. Mục đích của hình phạt rất rõ, không phải nhăm nhăm xử phạt mà là hướng thiện, hướng về chuẩn mực nhiều hơn. Quan điểm chủ trương của Đảng, Nhà nước là xử lý nghiêm, hạn chế áp dụng dưới khung hoặc hạn chế áp dụng “án treo” nhưng vẫn phải căn cứ vào vụ việc cụ thể.
Thu hồi tài sản tham nhũng đặt lên hàng đầu
+ Có ý kiến cho rằng, Dự thảo quy định, chuyển hình phạt tử hình xuống chung thân với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, trong đó có tội tham nhũng nếu chủ động khắc phục cơ bản hậu quả bằng hình thức nộp tiền khác nào xui “hi sinh đời bố củng cố đời con”?
- Ở đây cần đặt vấn đề, xử lý tội phạm tham nhũng hướng đến xử lý người hay tài sản? Thực tế cho thấy, xử lý người còn khó nữa là tài sản. Vậy khả thi nhất là xử lý đồng đều, hài hòa cả người và tài sản. Có nghĩa, vừa thể hiện sự nghiêm khắc của Nhà nước đối với người phạm tội, vừa bắt họ phải trả lại những gì họ đã gây ra cho xã hội.
Cứ cương quyết tử hình thì có khắc phục được tình trạng “hi sinh đời bố, củng cố đời con”? Tòa án khi đấy có thu hồi được tài sản tham nhũng? Trong khi đó, hậu quả về tài sản gây ra cho xã hội quá lớn như những vụ điển hình thời gian qua, bao giờ mới khắc phục được đây? Áp dụng hình phạt tử hình đối với tội phạm tham nhũng là đúng, nhưng cần cân nhắc ở tất cả các yếu tố. Cho nên, cần đặt vấn đề, nếu tử hình mà khắc phục được đáng kể hậu quả thì lượng hình áp dụng chung thân.
Tôi cũng nhấn mạnh thêm, không phải cứ nộp tiền để thoát án tử hình mà chỉ áp dụng với những tội có mục đích kinh tế để khắc phục thiệt hại.
+ Dự thảo không quy định định lượng khắc phục hậu quả như thế nào có dẫn đến tình trạng tùy tiện khi xét xử tội phạm tham nhũng?
- BLHS sửa đổi đang cố định lượng, nhưng nên thể hiện xuyên suốt quá trình lập pháp. Nhà làm luật không nên xác định bao nhiêu tài sản là khắc phục hậu quả mà nên dành cho thẩm phán xem xét trên cơ sở tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Nếu làm thay, định lượng thì áp dụng thực tế sẽ khó. Mỗi vụ án có những tình tiết khác nhau và không thể hình dung hết được những hậu quả có thể xảy ra. Tôi cho rằng cần nâng cao vai trò bảo vệ công lý của thẩm phán. Những băn khăn của người dân và các vị đại biểu Quốc hội là đúng, nhưng hãy để thẩm phán đánh giá vấn đề này.
+ Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà