Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 05/11/2022 - 11:08
(Thanh tra) - “Các cuộc thanh tra đột xuất đều được tiến hành với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao nhất để kết luận và báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét”, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.
Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong trả lời chất vấn
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong lần đầu tiên trả lời chất vấn trước Quốc hội sáng ngày 5/11.
Nhiều sai phạm trong ngân hàng được phát hiện qua thanh tra
Đại biểu Bùi Mạnh Khoa (đoàn Thanh Hóa) nêu, thời gian qua, công tác phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ.
“Nhiều vụ việc vi phạm pháp luật đã được xử lý nghiêm, qua đó làm giảm đáng kể vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này”, ông nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng vẫn diễn biến phức tạp và tinh vi.
Ông đề nghị đề nghị Tổng Thanh tra cho biết trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ trong công tác thanh tra ngân hàng. Thanh tra Chính phủ có giải pháp, căn cơ nào để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này?
Trả lời, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho biết, thực hiện chức năng được giao, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với bộ, ngành, địa phương, Ngân hàng Nhà nước để trình Chính phủ định hướng công tác thanh tra, trong đó có một số công tác trọng tâm, trọng điểm đối với lĩnh vực ngân hàng.
Với ngân hàng thường tập trung thanh tra cấp tín dụng, đầu tư liên quan đến lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, chứng khoán, trái phiếu Chính phủ và công tác xử lý nợ xấu…
Hằng năm, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra ngân hàng giám sát, thanh tra chuyên ngành đối với việc quản lý thu, chi các ngân hàng.
Theo quy định, Thanh tra Chính phủ chỉ thanh tra tại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên 50%. Ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân hoặc ngân hàng có vốn Nhà nước dưới 50% không thuộc đối tượng thanh tra của Thanh tra Chính phủ, trừ trường hợp đặc biệt chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, Chính phủ hoặc Thủ tướng giao.
Ông Đoàn Hồng Phong cho biết, những năm qua, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước, 4 ngân hàng thương mại (VietcomBank, VietinBank, BIDV, Agribank) và 2 ngân hàng chính sách xã hội.
Kết quả thanh tra, đã phát hiện, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách bất cập.
“Thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót, vi phạm và kiến nghị cần chấn chỉnh xử lý nghiêm”, Tổng Thanh tra nói, với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự thì chuyển cơ quan điều tra.
Ông dẫn chứng như thanh tra tại 1 ngân hàng năm 2011, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện, chuyển hồ sơ 14 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự sang cơ quan điều tra. Vụ việc này, đã xét xử hàng chục cán bộ ngân hàng, cán bộ các cơ quan liên quan. “Đây là vụ án lớn trong lĩnh vực ngân hàng”, Tổng Thanh tra cho hay.
Cán bộ trực tiếp làm thanh tra còn ít nên khó hoàn thành nhiệm vụ
Đại biểu Trần Quang Minh (Quảng Bình) đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ đánh giá về số lượng, chất lượng và đạo đức công vụ của lực lượng thanh tra?
Trả lời, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, hoạt động thanh tra còn gặp khó khăn khi cán bộ ít.
Thời gian qua, ngành Thanh tra đã cố gắng thực hiện nhiệm vụ. Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trong 10 năm từ 2012-2022, thanh tra đã triển khai đồng bộ, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng.
Từ đó, đã kiến nghị thu hồi số tiền hơn 461.000 tỷ đồng; 750.000 ha đất; kiến nghị xử lý hơn 44.000 tập thể cá nhân; chuyển cơ quan điều tra hơn 1.100 vụ và hơn 1.100 người.
Ngoài thanh tra theo kế hoạch, thanh tra được giao nhiều việc thanh tra đột xuất, như năm 2022 thanh tra mua sắm thiết bị và phòng chống COVID -19; thanh tra quy hoạch và thực hiện quy hoạch điện VII, thanh tra kinh doanh xăng dầu và tới đây sẽ thanh tra việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp…
“Thanh tra Chính phủ chỉ có 408 cán bộ công chức, trong đó công chức trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng chỉ hơn 200 người nên rất khó khăn trong hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ”, ông Đoàn Hồng Phong nói.
Tổng Thanh tra cũng nhấn mạnh, cán bộ, công chức ngành thanh tra cơ bản đã chấp hành các quy định của Đảng, Nhà nước về đạo đức công vụ. Tuy nhiên, theo ông, còn có trường hợp chưa chấp hành, vi phạm, điển hình là vụ việc Thanh tra Bộ Xây dựng ở Vĩnh Phúc.
Thanh tra Chính phủ đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng ngành Thanh tra như ban hành 5 chuẩn mực đạo đức, văn hóa công sở của ngành Thanh tra.
Đặc biệt vừa qua, trên cơ sở giám sát của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 45, trong đó có quy định những điều nghiêm cấm như cán bộ thanh tra không được nhận tiền, quà của đối tượng thanh tra, không được giao lưu dưới bất cứ hình thức nào với đối tượng thanh tra…
“Tôi mong các đại biểu Quốc hội, cũng như cử tri cả nước giám sát cán bộ ở các đoàn thanh tra khi làm ở các bộ, ngành, địa phương. Nếu phát hiện sai phạm theo điều cầm thì chúng tôi sẽ xử lý theo quy định”, Tổng Thanh tra nhấn mạnh và cho biết thêm, tới đây sẽ ban hành quy chế hoạt động của đoàn thanh tra để đề cao trách nhiệm, ngăn chặn những sai phạm đạo đức công vụ của đoàn thanh tra.
Lý giải vì sao chỉ có 200 cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra trực tiếp, Tổng Thanh tra cho hay, bởi còn có cán bộ làm công tác văn phòng, tổ chức cán bộ…
“Các cuộc thanh tra đột xuất đều được thực hiện với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm cao nhất”
Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) đặt vấn đề, từ ngày nhậm chức đến nay, Tổng Thanh tra đã tự mình chủ động chỉ đạo hoạt động thanh tra đột xuất liên quan đến các vụ việc tham nhũng ở trong ngành Thanh tra như thế nào? Kết quả ra sao?
Trả lời, Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong cho hay, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thực hiện đúng quy định của luật, theo đúng chức năng, nhiệm vụ, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành nhiều cuộc thanh tra đột xuất.
Các cuộc thanh tra đột xuất có quy mô lớn, phức tạp; từ đó phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý; chuyển nhiều hồ sơ sai phạm của cán bộ sang Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý theo thẩm quyền.
Ông Đoàn Hồng Phong điểm tên các vụ việc: Cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn, Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2, Gang thép Thái nguyên, vụ thuốc ung thư Công ty Pharma, các vụ án đất đai liên quan đến Phan Văn Anh Vũ, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế, mua sắm vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế…
“Các cuộc thanh tra đột xuất này đều được tiến hành với tinh thần khẩn trương và trách nhiệm cao nhất để kết luận và báo cáo Ban Chỉ đạo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét”, ông Đoàn Hồng Phong nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Trong năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Nam đã tiến hành 810 vụ kiểm tra thị trường, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Trong đó, số vụ vi phạm bị xử lý 415 vụ (số vụ vi phạm QLTT xử phạt 414 vụ, số vụ chuyển xử lý hình sự 1 vụ); thu hồi nộp ngân sách Nhà nước số tiền 2.500.821.495 đồng.
Lâm Ánh
15:43 22/11/2024(Thanh tra) - Sáng ngày 22/11, tại trụ sở cơ quan Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Tiến Đạt chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra tại Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Phương Hiếu
12:31 22/11/2024Phương Hiếu
16:23 21/11/2024Trung Hà
14:02 21/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân