Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/03/2015 - 21:21
(Thanh tra)- Chiều nay (9/3), tại trụ sở Thanh tra Chính phủ đã diễn ra buổi họp nghiệm thu đề tài khoa học trọng điểm cấp bộ “Thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh làm Chủ nhiệm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Dự buổi nghiệm thu có Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chủ nhiệm Đề tài; Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Văn Hiện, Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu.
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, tham nhũng ngày càng lan rộng phổ biến và trở thành một vấn đề hết sức nhức nhối đối với nhiều quốc gia. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc, Hội nghị Chính trị cấp cao về ký Công ước quốc tế về chống tham nhũng đã được tổ chức tại thành phố Merida, Mexico từ ngày 9 đến 11/12/2003. Việt Nam đã tham dự hội nghị và ký Công ước vào ngày 10/12/2003.
Việc Việt Nam tham gia quá trình đàm phán và ký Công ước đã bước đầu khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Đồng thời cũng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ và thiện chí sẵn sàng hợp tác với các nước để cùng nhau đấu tranh có hiệu quả chống loại tội phạm này.
Ngay sau khi ký kết Công ước, Việt Nam đã bắt đầu nôi luật hóa những quy định của pháp luật quốc tế về phòng, chống tham nhũng (PCTN). Đáng chú ý là Quốc hội đã thông qua Luật PCTN năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2007, 2012. Trên cơ sở đó, các nghị định hướng dẫn thi hành luật được ban hành cùng với Chương trình Hành động của Chính phủ đã thể hiện rõ quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi UNCAC.
Năm 2010, trên cơ sở quyết định phê chuẩn của Chủ tịch nước và thực hiện đồng bộ với Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng ban hành kèm theo Quyết định số 445/QĐ-TTg.
Việt Nam đã triển khai một số biện pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện Công ước trên các lĩnh vực như: Hoàn thiện thể chế; các công tác PCTN cụ thể như: Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, giám sát... nhằm chủ động phòng ngừa và phát hiện tham nhũng; công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của các cán bộ, người dân trong việc góp phần thực hiện PCTN.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đã đạt được, việc tổ chức thực thi Công ước tại Việt Nam cũng có nhiều tồn tại, bất cập, đặc biệt là việc Việt Nam đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa quy định của Công ước.
Chính bởi những thực trạng trên đã đặt ra sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Thực thi UNCAC tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” nhằm tạo cơ sở khoa học để triển khai các biện pháp thực thi có hiệu quả Công ước Liên hợp quốc về chồng tham nhũng tại Việt Nam.
Đề tài được tổ chức theo 3 phần chính: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung được chia thành 3 chương: Chương 1. Một số vấn đề chung về thực thi UNCAC; Chương 2. Thực trạng thực thi UNCAC tại Việt Nam; Chương 3. Một số giải pháp, kiến nghị nhằm thực thi hiệu quả UNCAC tại Việt Nam.
Đề tài tập trung nghiên cứu về các nội dung: Quan niệm, nguyên tắc về thực thi UNCAC; các quy định của Công ước và quy định pháp luật của Việt Nam về phòng ngừa, hình sự hóa các hành vi tham nhũng, về thu hồi tài sản và hợp tác quốc tế trong phòng chống, tham nhũng; thực tiễn thực hiện việc rà soát, nội luật hóa và thực thi pháp luật liên quan đến phòng ngừa, hình sự hóa các hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản và hợp tác quốc tế trong PCTN; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, hình sự hóa các hành vi tham nhũng, thu hồi tài sản bị thất thoát do tham nhũng, hợp tác quốc tế về thực thi công ước, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng về chống tham nhũng.
Tổng hợp các ý kiến phản biện, Chủ nhiệm Hội đồng Nghiệm thu Nguyễn Văn Hiện cho biết, Hội đồng đánh giá cao kết quả việc thực hiện đề tài. Về cơ bản, đề tài đã nêu lên được thực trạng việc thực thi UNCAC tại Việt Nam trong những năm qua đồng thời cũng đã đưa ra được các biện pháp thực hiện một cách khoa học, phù hợp với thực tế, có tính khả thi cao tại Việt Nam.
Đề tài “Thực thi UNCAC tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh làm Chủ nhiệm đề tài được Hội đồng Nghiệm thu xét loại xuất sắc, đạt 94,2/100 điểm trung bình.
Phát biểu tại buổi nghiệm thu, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh, Chủ nhiệm Đề tài cho biết: Ban Chủ nhiệm đề tài sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp của các ủy viên phản biện trong buổi họp. Đặc biệt, Ban Chủ nhiệm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các nội dung đề tài, điển hình về việc áp dụng vào thực tế những biện pháp được nêu ra trong đề tài nhằm tăng thêm tính khả thi, phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 14/12, Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc chỉ định 4 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thu Huyền
16:28 14/12/2024(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương