Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 26/05/2016 - 09:45
(Thanh tra) - Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính Trung ương sẽ tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng chủ trì hội nghị. Ảnh: TN
Chiều ngày 25/5, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Ban Nội chính Trung ương tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Quy chế phối hợp giữa 2 cơ quan. Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Võ Văn Dũng chủ trì hội nghị.
Phát hiện nhiều vụ có dấu hiệu tội phạm chưa chuyển điều tra
Dự thảo báo cáo kết quả thực hiện quy chế cho thấy, Ban Nội chính Trung ương đã phối hợp với Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ trao đổi, thống nhất chuyển hồ sơ một số vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng sang cơ quan điều tra để xem xét khởi tố theo quy định của pháp luật qua rà soát việc thực hiện các kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc nhấn mạnh, hai cơ quan có truyền thống phối hợp rất tốt. Khi Ban Nội chính Trung ương chủ trì nghiên cứu tổng kết 30 năm đối mới về sự chỉ đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã cử những cán bộ rất có trách nhiệm, những ý kiến đóng góp rất sâu sắc.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính đã phối hợp rất tốt trong việc rà soát các vụ thanh tra kinh tế - xã hội trong năm vừa qua. Ảnh: TN
Công tác phối hợp tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng cũng rất tốt. Nhất là, Thanh tra Chính phủ, và Ban Nội chính đã phối hợp trong việc rà soát các vụ thanh tra kinh tế - xã hội trong năm vừa qua.
Theo ông Phan Đình Trạc, một khối lượng công việc rất lớn, tưởng chừng không xong, nhưng bằng những yêu cầu, đề cương rất cụ thể, đã hoàn thành đạt yêu cầu.
“Qua rà soát, phát hiện nhiều vụ có dấu hiệu tội phạm mà do nguyên nhân nào đó có thể do nhận thức, nể nang mà chưa chuyển cho cơ quan điều tra. Từ đó, chúng ta kiến nghị chuyển cơ quan điều tra theo đúng quy định”, ông Phan Định Trạc cho biết.
Hai cơ quan còn phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết một số vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài, tập trung đông người xảy ra tại một số địa phương.
Phối hợp không “chung chung”
Tại hội nghị, các ý kiến thẳng thắn đánh giá những hạn chế, thiếu sót, đề xuất nhiều nội dung công việc trọng tâm cần phối hợp trong thời gian tới.
Trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, chúng ta không “giấu dốt”, quan trọng là thấy được hạn chế để nghiên cứu, bổ sung, nâng cao kinh nghiệm, nhiệm vụ.
Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt nhấn mạnh, làm gì cũng phải có nghề, nghiệp, làm điều tra, kiểm tra, thanh tra mà không có nghề, không có nghiệp, thì chắc chắn khó khăn. Ảnh: TN
“Cán bộ Ban Nội chính còn yếu về kiến thức, nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, xử lý tố cáo, tiếp công dân; kiến thức thanh tra, kiểm tra, giám sát… nên muốn có một cuộc tập huấn thật sâu về vấn đề này”.
Ông Phan Đình Trạc cũng đề nghị, 2 cơ quan tăng cường phối hợp để thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát thanh tra các vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm năm 2016 của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng.
Đồng quan điểm, theo Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ Phạm Trọng Đạt, làm gì cũng phải có nghề, nghiệp, làm điều tra, kiểm tra, thanh tra mà không có nghề, không có nghiệp, thì chắc chắn khó khăn. “Cần phải tập huấn để có thêm kiến thức, trao đổi kinh nghiệm của hai cơ quan trong việc giải quyết các vụ việc phức tạp, nhất là các vụ tham nhũng”, ông Đạt nói.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng đề nghị, tăng cường phối hợp trong việc kiểm tra, ngăn chặn tham nhũng “vặt”; xử lý đơn thư khiếu nại, kéo dài của người dân.
“Ngoài hơn 500 vụ đã báo cáo Quốc hội thì hiện nay còn bao nhiêu vụ nữa? Có thể còn cả 1 nghìn vụ nữa! Người dân kêu nhiều lắm! Hai cơ quan cần phối hợp để đánh giá thực trạng như thế nào?”
Nhắc lại thông điệp của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Chính phủ kiến tạo, một Chính phủ liêm chính, phục vụ doanh nghiệp và người dân, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu cho biết, Thanh tra Chính phủ đang thực hiện kế hoạch theo định hướng này.
Tại Hội nghị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thay mặt Ban Nội chính Trung ương tặng hoa, chúc mừng Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu. Ảnh: TN
Trước mắt, Thanh tra Chính phủ sẽ tập tập trung thanh tra phát hiện chủ trương, chính sách có sơ hở để xảy ra sai phạm từ đó có những kiến nghị chấn chỉnh, sửa đổi.
Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị, việc phối hợp giữa hai cơ quan không nói “chung chung” mà cần có những việc làm cụ thể trên cơ sở kế hoạch hàng năm.
“Như Ban Nội chính muốn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sâu về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra Chính phủ sẽ phối hợp chặt chẽ điều này. Và Thanh tra Chính phủ cần Ban Nội chính đôn đốc cấp ủy các tỉnh, địa phương trong việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các vụ phức tạp, kéo dài”.
Nghiên cứu mô hình cơ quan điều tra về tội phạm tham nhũng
Kết luận buổi sơ kết, ông Võ Văn Dũng, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh, dù thời gian thực hiện quy chế chưa nhiều, nhưng hai cơ quan rất có trách nhiệm, đem lại những kết quả bước đầu, góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, thời gian tới, hai cơ quan sẽ bám sát các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các kết luận của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, cũng như kế hoạch của từng cơ quan để có kế hoạch phối hợp cụ thể, bảo đảm hiệu quả hơn nữa. Ảnh: TN
“Hai cơ quan thống nhất, tăng cường phối hợp trên tinh thần “hợp tác chân tình, gắn bó, trách nhiệm và hiệu quả”, ông Dũng nói.
Theo đó, trong năm 2016, hai cơ quan sẽ tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, thanh tra, phòng chống tham nhũng.
Đề xuất những chủ trường, chính sách về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; xây dựng dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
Thanh tra Chính phủ và Ban Nội chính cũng thống nhất nghiên cứu đề xuất mô hình cơ quan điều tra về tội phạm tham nhũng; kiểm tra, nắm bắt tình hình việc triển khai, thực hiện chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng; việc kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản.
Cùng với đó, tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát việc xử lý đối với các vụ việc vi phạm pháp luật (có dấu hiệu tội phạm) được thanh tra bộ, ngành, địa phương phát hiện qua thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng để chuyển cơ quan điều tra xử lý theo quy định của pháp luật….
Tại hội nghị, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc thay mặt Ban Nội chính Trung ương tặng hoa, chúc mừng Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình