Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ sáu, 06/10/2023 - 23:06
(Thanh tra)- Ngày 5/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Kế hoạch số 2255/KH-TTCP thực hiện Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.
Thanh tra Chính phủ giao các cục, vụ đơn vị tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền... nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị về công tác hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế
Kế hoạch nhằm cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 93/NQ-CP, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trong đó có trọng tâm về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
Thanh tra Chính phủ yêu cầu xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực; quá trình thực hiện đảm bảo nghiêm túc, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các cục, vụ, đơn vị có liên quan và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, định kỳ đánh giá kết quả thực hiện.
Nội dung của kế hoạch tập trung vào 3 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, cụ thể:
Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu quả thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng. Trong đó, tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước về hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là: Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 5/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị- xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; các chủ trương, đường lối chính sách lớn về hội nhập kinh tế quốc tế nêu tại Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 5/7/2023 của Chính phủ về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.
Bên cạnh đó, tiếp tục tăng cường công tác tư tưởng, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan về hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, đặc biệt là cơ hội, thách thức và những yêu cầu cần đáp ứng khi thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo sự đồng thuận cao và tham gia hiệu quả vào quá trình hội nhập.
Kế hoạch của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, định kỳ hàng năm ban hành kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có lồng ghép nội dung về tuyên truyền các hiệp định thương mại tự do mà Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ triển khai thực hiên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ theo quy định, bao gồm: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam- Liên minh Châu Âu (EVFTA). Tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả các hoạt động có liên quan theo kế hoạch.
Phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước tại Việt Nam và cơ quan thông tấn, báo chí Việt Nam tại nước ngoài để đưa tin về các đoàn ra của Thanh tra Chính phủ tại nước sở tại, cũng như các đoàn vào thăm và làm việc của các đối tác tại Việt Nam, các sự kiện quốc tế mà Thanh tra Chính phủ đăng cai tổ chức, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin tuyên truyền, giúp bạn bè quốc tế và cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước hiểu chính xác, đầy đủ hơn về Việt Nam nói chung và công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nói riêng, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin, bài viết trên Cổng Thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ để phản ánh tình hình hoạt động của ngành Thanh tra; chủ động đăng tải kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành, liên tục duy trì chuyên trang tuyên truyền kết quả hoạt động hợp tác quốc tế của Thanh tra Chính phủ trên cổng thông tin điện tử nhằm phổ biến những kết quả hoạt động hợp tác quốc tế của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra, cũng như các công ước, điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động của ngành, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Đối với nhiệm vụ tiếp tục thực thi hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA), nghiên cứu, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung (nếu có) theo yêu cầu của các hiệp định CPTPPP và EVFTA.
Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định có liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ trong các hiệp định CPTPP và EVEFTA theo các kế hoạch đã ban hành. Định kỳ rà soát, đánh giá, thực hiện cơ chế thông tin, báo cáo theo quy định về việc thựch iện các hiệp định.
Về tăng cường hội nhập trong các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ tiếp tục đảm nhiệm vai trò là cơ quan chủ trì, điều phối việc thực hiện Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC), phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện tốt các nghĩa vụ quốc gia thành viên UNCAC của Việt Nam, trong đó có các nghĩa vụ thuộc cơ chế đánh giá, nội luật hoá và thực thi hiệu quả các biện pháp phòng chống tham nhũng trong khu vực t, qua đó góp phần triển khai hiệu quả công tác hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Tiếp tục tham gia chủ động, hiệu quả vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó tiếp tục tham gia tích cực, chủ động, hiệu quả vào các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Nhóm các Cơ quan Phòng, chống tham nhũng ASEAN (ASEAN-PAC), Nhóm Công tác về chống tham nhũng và đảm bảo minh bạch của APEC (ACTWG) và Mạng lưới các cơ quan chống tham nhũng và thực thi pháp luật của APEC (ACT-NET), Sáng kiến Chống tham nhũng khu vực Châu Á- Thái Bình Dương (ACI), Hiệp hội Thanh tra Châu Á (AOA), trong đó có việc tổ chức các đoàn công tác tham dự các hội nghị, cuộc họp thường niên, hội thảo tập huấn; thực hiện đầy đủ cơ chế báo cáo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhất là những kinh nghiệm thực tiễn tốt trong phòng, chống tham nhũng khu vực tư, thúc đẩy kinh doanh liêm chính; chủ động đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến vào xây dựng các văn kiện, sáng kiến của tổ chức, diễn đàn.
Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ tham gia đàm phán sáng kiến IPEF, tích cực tham gia quá trình trao đổi, đàm phán trong phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ đối với các văn kiện sáng kiến thuộc Khuôn khổ Đối tác Kinh tế Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) do Hoa Kỳ khởi xướng, tập trung vào các nội dung hợp tác về phòng, chống tham nhũng trong Trụ cột IV (kinh tế công bằng).
Để thực hiện Kế hoạch này, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ giáo các cục, vụ, đơn vị tiếp tục tăng cường công tác tư tưởng, tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nhằm nâng cao nhận thức của toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị về công tác hội nhập quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh