Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Khiếu nại

Thứ sáu, 12/04/2019 - 07:01

(Thanh tra) - Ngày 11/4, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Khiếu nại (KN).

Toán cảnh cuộc họp lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Khiếu nại. Ảnh:TH

Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, ngày 24/5/2018, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV đề cập đến việc..."Chất lượng một số văn bản được ban hành có nội dung còn chưa đúng với quy định của luật và thực tiễn, ví dụ Điều 42 Luật KN, sau khi vụ việc KN được xem xét, giải quyết lần 2, nếu công dân không đồng tình với kết quả giải quyết thì khởi kiện tại Toà hành chính theo quy định của Luật Tố tụng Hành chính.

Tuy nhiên, Điều 20 Nghị định 75/2012/NĐ-CP lại quy định: Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng... trong một số trường hợp có quyền yêu cầu giải quyết lại vụ việc sau khi vụ việc đã được xem xét giải quyết lần 2.

Quy định như vậy là chưa đúng với tinh thần của Điều 42 Luật KN, nên trên thực tế, người dân ít khởi kiện ra toà án khi không đồng tình với quyết định giải quyết KN lần 2 mà KN vượt cấp để được xem xét, giải quyết lại vụ  việc".

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 75 về nội dung chưa phù hợp với Luật KN, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Ngày 14/3/2019, Tổng Thư ký Quốc hội văn bản thông báo ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng: Quy định tại Điều 20 của Nghị định 75 là chưa đúng với Điều 11 và Điều 42 của Luật KN. Đề nghị, Chính phủ chỉ đạo các cơ quan hữu quan thực hiện kiến nghị giám sát để bảo đảm phù hợp với Luật KN.

Trên cơ sở ý kiến của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Thanh tra Chính phủ đã chỉnh lý, tiếp thu dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật KN.

Theo đó, lược bỏ quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền kiến nghị xem xét lại việc giải quyết KN có vi phạm pháp luật. Quy định về việc xem xét lại việc giải quyết KN có vi phạm pháp luật được thể hiện lại tại Điều 30 dự thảo Nghị định.

Tại cuộc họp, các đại biểu đều đồng tình với những chỉnh lý Dự thảo của Thanh tra Chính phủ tại Điều 30 dự thảo Nghị định như: Khi phát hiện việc giải quyết KN vi phạm pháp luật, gây thiệt hạ đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc KN, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc KN hoặc giao Tổng Thanh tra, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết.

Mặt khác, Tổng Thanh tra kiến nghị có thẩm quyền giải quyết lại vụ việc KN hoặc báo cáo Thủ tướng.

Kết quả kiểm tra, xem xét lại vụ việc KN được xử lý như sau: Trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết KN là đúng pháp luật, người giải quyết KN tổ chức thi hành quyết định giải quyết KN và thông báo công khai chấm dứt việc xem xét, giải quyết vụ việc KN.

Trong trường hợp Thủ tướng Chính phủ kết luận việc giải quyết KN sai một phần hoặc sai toàn bộ, người ra quyết định giải quyết KN giải quyết lại vụ việc, sửa sai, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người KN và thông báo công khai việc giải quyết lại vụ việc KN…

Tuy nhiên, tại Khoản 4, Điều 30 dự thảo Nghị định quy định: Tổng Thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ tiếp nhận, phân loại, xem xét, đề xuất việc giải quyết những đơn thư KN, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức hoặc có tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ việc KN thì cần bổ sung thêm cụm từ “Khi phát hiện có vi phạm cần đề xuất Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng chỉ đạo giải quyết”.

Phát biểu kết luận, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Thanh đề nghị, giữ nguyên Điều 30 mới; tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng trước đó là lược bỏ quy định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thẩm quyền kiến nghị xem xét lại việc giải quyết KN có vi phạm pháp luật…

Thái Hải

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

Thành phố Lạng Sơn: Hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo

(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.

Chính Bình

15:33 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm