Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 03/12/2019 - 21:56
(Thanh tra) - Đó là chia sẻ của ông Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng, Viện Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam tại Cuộc họp thúc đẩy Liêm chính trong kinh doanh (BI) trong khuôn khổ Hội nghị Sáng kiến Chống tham nhũng Khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn ra vào ngày 3/12.
Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng, Viện Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn, Đo lường và Chất lượng. Ảnh: TH
Hối lộ là một trong các hành vi của tham nhũng
Theo ông Trường, hối lộ là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với sự phát triển và mục tiêu xoá đói giảm nghèo của thế giới. Hậu quả của hối lộ có thể đem lại những tác động tiêu cực, thậm chí là thảm họa về đạo đức, kinh tế, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, chất lượng và an toàn.
Hối lộ là một trong các hành vi của tham nhũng và luôn được xem như một hiện tượng phổ biến trên thế giới. Hối lộ làm gia tăng những ảnh hưởng tiêu cực, gây những hậu quả nghiêm trọng về xã hội, đạo đức, kinh tế và chính trị; suy giảm khả năng điều hành và phát triển, làm sai lệch khả năng cạnh tranh, xói mòn khả năng thực thi pháp lý và giảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
Hối lộ được xem là một trong những căn bệnh phổ biến nhất của quyền lực. Hối lộ xẩy ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, có mặt trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam coi hối hộ là một quốc nạn, cần phải chủ động phòng, ngừa và kiên quyết xử lý cứng rắn, triệt để và hiệu quả. Do vậy nhiệm vụ phòng chống tham nhũng nói chung và hối lộ nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết được Đảng và Nhà nước quán triệt thực hiện, nhất là trong các cơ quan hành chính công. Việc áp dụng TCVN ISO 37001 cũng là một trong những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), hối lộ.
Có chính sách chống hối lộ tạo lòng tin vào giao dịch kinh doanh của tổ chức
Tháng 6/2016, Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO đã ban hành Tiêu chuẩn quốc tế ISO 37001:2016 Hệ thống quản lý chống hối lộ - Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và đưa ra hướng dẫn cho việc thiết lập, áp dụng, duy trì, xem xét và cải tiến hệ thống quản lý chống hối lộ. ISO 37001:2016 được thiết kế để giúp các tổ chức triển khai hệ thống quản lý chống hối lộ hoặc tăng cường các biện pháp kiểm soát chống hối lộ của tổ chức.
"Điều này đòi hỏi tổ chức phải thực hiện một loạt biện pháp như áp dụng chính sách chống hối lộ, chỉ định người giám sát việc tuân thủ chính sách đó, kiểm tra và đào tạo nhân viên, thực hiện đánh giá rủi ro đối với các dự án và đối tác kinh doanh, thực hiện kiểm soát tài chính và thương mại, lập báo cáo và các thủ tục điều tra", ông Trường khẳng định.
Hệ thống quản lý chống hối lộ giúp các tổ chức xác định rõ trách nhiệm, chủ động tham gia vào đấu tranh chống hối lộ thông qua cam kết của lãnh đạo cao nhất về việc thiết lập văn hóa liêm chính, minh bạch, công khai và tuân thủ.
Xây dựng nền văn hóa chống hối lộ của tổ chức là rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của hệ thống quản lý chống hối lộ. Một tổ chức được quản lý tốt luôn thiết lập chính sách tuân thủ nhằm cam kết và tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý và trách nhiệm của tổ chức đối với cộng đồng và xã hội. Chính sách chống hối lộ là một phần trong chính sách tuân thủ chung của tổ chức. Chính sách chống hối lộ và hệ thống quản lý hỗ trợ tổ chức tránh và giảm bớt chi phí, rủi ro và thiệt hại từ hậu quả của việc hối lộ, thúc đẩy sự tin tưởng và lòng tin vào giao dịch kinh doanh và nâng cao uy tín của tổ chức.
Ông Trường cho biết, tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho việc chống hối lộ và không đề cập cụ thể đến gian lận, độc quyền và chống độc quyền, cạnh tranh khác, rửa tiền hoặc các hoạt động khác liên quan đến tham nhũng (như: Tham ô tài sản; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi), mặc dù tổ chức có thể lựa chọn mở rộng phạm vi của hệ thống quản lý bao gồm cả những hoạt động này.
Lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trong việc phòng chống hối lộ
Để triển khai hiệu quả và hiệu lực TCVN ISO 37001 trong các cơ quan hành chính công cần chú trọng nhận diện rõ những lĩnh vực nhảy cảm, dễ xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực như thuế, hải quan, quản lý đất đai, quản lý môi trường, quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép...
Mặt khác, phải hiểu được tổ chức và bối cảnh của tổ chức. Điều này tổ chức phải xác định các yếu tố, vấn đề bên ngoài và nội bộ liên quan đến mục tiêu và khả năng đạt được các mục tiêu của hệ thống quản lý chống hối lộ.
Đặc biệt, lãnh đạo cao nhất phải nêu gương, đi đầu, chịu trách nhiệm trong việc phòng chống hối lộ; đảm bảo rằng hệ thống quản lý chống hối lộ được thiết lập, thực hiện và duy trì và được xem xét để giải quyết thoả đáng các rủi ro về hối lộ của tổ chức; tích hợp các yêu cầu của hệ thống quản lý chống hối lộ vào các quá trình của tổ chức; triển khai các nguồn lực thoả đáng và thích hợp cho việc thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chống hối lộ...
Huy động sự tham gia của các bên liên quan trong việc chống tham nhũng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng
"Phải huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan trọng cuộc chiến chống tham nhũng, chứ không chỉ là trách nhiệm của cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương. Hối lộ liên quan đến cả người đưa hối lộ và nhận hối lộ", ông Trường nói.
Một trong những điểm mới của Luật PCTN năm 2018 là quy định thêm hành vi tham nhũng ngoài khu vực Nhà nước, tại chương VI gồm các điều từ Điều 78 đến Điều 82, bao gồm các quy định về quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh; áp dụng các biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước; thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp...
"Do vậy, doanh là một bên quan trọng tham gia vào việc triển khai và áp dụng hệ thống quản lý chống hối lộ của các cơ quan hành chính dịch vụ công. Hoạt động này sẽ đem lại hiệu quả hơn nữa nếu các doanh nghiệp cũng chủ động triển khai áp dụng hệ thống quản lý chống hối lộ tại chính doanh nghiệp mình", ông Trường nhấn mạnh.
Ngoài ra, tổ chức cần chú trọng việc nhận thức và đào tạo đầy đủ về hệ thống quản lý chống hối lộ; tiến hành đánh giá rủi ro về hối lộ...
Hải - Nhuần
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 11/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Long An công bố, trao quyết định cho các cán bộ được luân chuyển và điều động công tác khác. Các quyết định có hiệu lực kể từ ngày 16/12/2024.
Thu Huyền
20:04 11/12/2024(Thanh tra) - Trong tháng 11/2024, UBND thành phố Lạng Sơn đã triển khai nhiều hoạt động quan trọng trong các lĩnh vực thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước hiệu quả và đáp ứng kịp thời các yêu cầu của công dân.
Chính Bình
15:33 11/12/2024Cảnh Nhật
14:16 11/12/2024Kim Thành
09:56 11/12/2024Phương Anh
20:46 10/12/2024Phương Anh
20:15 10/12/2024Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà
Trung Hà
Trần Kiên