Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/05/2016 - 08:14
(Thanh tra)- Sau 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, vụ dân kiện Chủ tịch UBND quận 2 về việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã có kết quả. Có điều, việc Chủ tịch quận thắng kiện khiến người dân uất ức vì cho rằng tòa xử chưa thấu tình, đạt lý.
Ngôi nhà dột nát, xuống cấp nghiêm trọng của gia đình ông Bùi Quang Đạt trước khi sửa chữa. Ảnh: TL
Sửa chữa nhà nát mà vẫn quyết phạt dân
Căn nhà số 1, đường 54, khu phố 4, phường Thảo Điền, quận 2 là căn nhà cấp 4 cũ kỹ, xây cất từ năm 1992 đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, bị sụp đổ bức tường và tốc mái tôn, không đảm bảo an toàn cho việc lưu trú, nền nhà lại thấp so với mặt đường hơn 1m, mỗi khi triều cường dâng ngập đường thì căn nhà cũng ngập sâu trong nước.
Tháng 11/2014, trước tình trạng trên cùng với việc cấp bách về nhà ở, ông Bùi Quang Đạt làm đơn gửi UBND quận 2 và UBND phường Thảo Điền xin sửa chữa nhà ở tạm thời, bao gồm nâng nền, nâng mái, thay mái tôn, đổ đất nền nhà chống ngập, chống dột để ở tạm… Để khách quan, ông Đạt cũng nhờ hàng xóm, người dân sống xung quanh làm chứng ký tên xác nhận tình trạng căn nhà, gửi chính quyền xem xét, giải quyết.
Đầu tháng 12/2014 ông Đạt tiến hành tháo dỡ mái tôn cũ nát và xây nâng tường cũ xung quanh nhà.
Ngày 8/12/2014, hai công chức địa chính phường là ông Đào Việt Hà và Huỳnh Đức Phương đến lập Biên bản số 13 vi phạm hành chính và ngừng thi công xây dựng công trình.
Ngày 9/12/2014, Chủ tịch UBND phường Thảo Điền ban hành Quyết định số 365 đình chỉ thi công xây dựng công trình; chuyển hồ sơ vi phạm đến Đội Quản lý trật tự xây dựng để tham mưu Chủ tịch UBND quận xử phạt ông Đạt.
Ngày 17/12/2014, Chủ tịch UBND quận 2 đã có Quyết định số 5289 phạt ông Đạt 6,25 triệu đồng; buộc tháo dỡ phần công trình vi phạm có diện tích 83,3m2.
Chủ tịch thắng, dân chưa phục
Không đồng ý, ông Đạt khởi kiện Chủ tịch quận ra tòa.
Sau 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, phần thắng thuộc về Chủ tịch UBND quận 2. Điều này đồng nghĩa với việc quyết định xử phạt là đúng pháp luật.
Ông Đạt khẳng định: Mặc dù tòa tuyên bác yêu cầu khởi kiện, song tôi chưa phục cả về tình và lý. UBND quận không tiến hành xác minh kỹ vụ việc, chỉ căn cứ vào biên bản vi phạm hành chính do UBND phường lập đã xử phạt vi phạm hành chính với tôi. “Việc UBND quận ban hành quyết định xử phạt khi không cho người dân được giải trình vụ việc đúng - sai thế nào mà chỉ dựa vào cấp dưới báo cáo lên là chưa thấu tình đạt lý”.
Luật sư Phan Hồng Việt - đại diện bảo vệ quyền lợi cho ông Bùi Quang Đạt phân tích: Mặc dù vụ việc liên quan trực tiếp đến việc cấp phép xây dựng trên địa bàn TP, nhưng Quyết định 5289 lại không căn cứ theo Quyết định số 27/2014 ngày 4/8/2014 của UBND TP để giải quyết xử lý. Theo khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định số 27, trường hợp nhà ông Đạt được phép sửa chữa, cải tạo theo quy mô hiện trạng nhà cũ (nâng nền, nâng mái, thay mái, xây lại vách…) mà không cần phải có giấy phép xây dựng. Đồng thời, do thuộc đối tượng không cần phải có giấy phép xây dựng nên căn cứ khoản 2 Điều 4 Quyết định số 27, trước khi sửa chữa, ông Đạt chỉ cần thông báo bằng văn bản nội dung sửa chữa, cải tạo cho UBND phường nơi công trình để được hướng dẫn, kiểm tra và theo dõi công trình. Thực tế, ông Đạt đã thực hiện việc thông báo này cho UBND phường Thảo Điền và UBND quận 2.
Một tình tiết mới, trong nội dung vi phạm tại Biên bản số 13 lại ghi rất chung chung, không cụ thể “hiện trạng: đang xây tường gạch tầng trệt”. Hai công chức địa chính phường Thảo Điền không ghi chi tiết xây tường như thế nào? Cao bao nhiêu, 1 hàng gạch hay 10 hàng gạch? Xây tường mới bên trên tường cũ hay xây tường mới ở vị trí khác?... Chính sự không rõ ràng trong nội dung đã thể hiện sự thiếu thuyết phục và giá trị pháp lý của Biên bản số 13.
Ông Bùi Quang Đạt còn cho biết: “Biên bản vi phạm hành chính được lập tại một quán café, không có đo vẽ hiện trạng xây dựng vi phạm thực tế”.
Theo chúng tôi, khi phát hiện người dân mới thực hiện việc cải tạo nhà dột nát, xuống cấp thì cán bộ địa chính xã, phường nên xuống lập biên bản ghi nhận hiện trạng. Đồng thời, hướng dẫn người dân thực hiện những thủ tục cần thiết cho phù hợp quy định pháp luật. Không nhất thiết phải lập ngay biên bản theo mẫu 01 của Thông tư số 02/2014/TT-BXD vì điều này dễ khiến người dân bị phạt tiền không đáng. Là công chức, phục vụ nhân dân thì cũng làm việc trước là vì dân, sau là xử lý công việc thấu tình đạt lý thì người dân mới thuận, không khiếu kiện.
Nhật Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình