Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Hiếu
Thứ sáu, 23/06/2023 - 23:33
(Thanh tra) - Chỉ còn ít ngày nữa, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 sẽ diễn ra. Đây là kỳ thi định kỳ lớn nhất trong năm của cả nước. Theo kế hoạch, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 sẽ diễn ra trong các ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023; chấm thi từ ngày 1/7/2023; công bố kết quả thi vào ngày 18/7/2023; hoàn thành xét công nhận tốt nghiệp THPT chậm nhất ngày 20/7/2023.
Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường cùng đoàn công tác kiểm tra thực tế điểm thi đặt tại Trường THCS Trần Duy Hưng. Ảnh: LP
Tính đến ngày 15/6/2023, tổng số thí sinh trên cả nước đăng ký dự thi là 1.024.063. Trong đó, số thí sinh đăng ký dự thi để vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa sử dụng kết quả để xét tuyển đại học chiếm gần 93%. Có 2.273 điểm thi với 44.661 phòng thi.
Để kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, công bằng, khách quan, một trong những khâu cần được chú trọng và làm tốt ngay từ đầu là công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát. Công tác thanh tra, kiểm tra được đặt ra với yêu cầu các địa phương phải bảo đảm lực lượng thanh tra, kiểm tra ở tất cả các khâu, không được bỏ sót khâu nào.
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, đây là kỳ thi mang tính chất quan trọng, tuy diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng với quy mô rộng, khối lượng công việc rất lớn, đòi hỏi sự tập trung cao độ, nhiều chủ thể tham gia và nhận sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những chủ thể có đóng góp quan trọng, bảo đảm kỳ thi an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế là lực lượng thanh tra.
“Với những kết quả trong triển khai nhiệm vụ của lực lượng thanh tra từ kỳ thi những năm trước, mong rằng, năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát của kỳ thi năm 2023 tiếp tục đạt hiệu quả”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh.
Chia sẻ về công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Đức Cường cho biết, để kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, Bộ GDĐT đã thành lập 4 đoàn của Ban Chỉ đạo cấp quốc gia do Bộ trưởng và các thứ trưởng làm trưởng đoàn, làm việc với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Sở GDĐT, hội đồng thi. Thành viên đoàn là các thành viên Ban Chỉ đạo cấp quốc gia, tổ thư ký giúp việc ban chỉ đạo.
Tại các địa phương, Sở GDĐT tham mưu Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thực hiện kiểm tra công tác chỉ đạo, chuẩn bị, tổ chức coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo quy định của quy chế thi.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác thanh tra, kiểm tra, ông Cường cho biết, năm 2023, Thanh tra Bộ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với thanh tra tỉnh tại các địa phương để đảm bảo an toàn, chặt chẽ, cẩn trọng ở tất cả các khâu. Trong đó, phải đảm bảo các khâu của kỳ thi đều được kiểm tra.
Khoảng 550 cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ thanh tra thi tại Hà Nội
Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh chiếm hơn 1/10 trong tổng số thí sinh đăng ký dự thi của cả nước. Dự kiến bố trí 189 điểm thi với 4.263 phòng thi; điều động 14.907 cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia công tác coi thi. Ngoài ra, tại các điểm thi còn có 537 thanh tra cắm chốt. Các điểm thi có phòng thi phân tán được tăng cường thêm thanh tra. Dự kiến, số cán bộ, giảng viên này được điều động từ Trường Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Quốc gia Hà Nội.
TP Hà Nội cũng thành lập tổ giám sát gồm 16 nhóm, mỗi nhóm 3 thành viên là lãnh đạo, chuyên viên thuộc Sở GDĐT và Thanh tra TP. Đáng chú ý, Ban Chỉ đạo thi TP thành lập 10 tổ kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Cũng theo ông Cường, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023, bên cạnh lực lượng thanh tra chính quy, sẽ có sự tham gia của các cán bộ, viên chức các cơ sở giáo dục đại học, được huy động để tổ chức các đoàn kiểm tra công tác coi thi, kiểm tra công tác chấm thi của Bộ GDĐT tại các địa phương.
Theo đó, gần 8.000 cán bộ, viên chức các cơ sở giáo dục đại học được huy động để tổ chức 63 đoàn kiểm tra công tác coi thi và 63 đoàn kiểm tra công tác chấm thi của Bộ GDĐT tại 63 Sở GDĐT.
Với tinh thần chủ động, phòng ngừa từ sớm, từ xa, Thanh tra Bộ GDĐT đã thực hiện theo nguyên tắc kế thừa, phát huy những ưu điểm của những năm qua và hạn chế, bổ sung những vấn đề liên quan đến các điểm mới. Xác định con người là yếu tố quan trọng nhất, Thanh tra Bộ đã tổ chức các hội nghị tập huấn cho các cán bộ về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra cho cán bộ, công chức của bộ và 133 cơ sở giáo dục trong cả nước với tổng số 650 người; tập huấn nghiệp vụ kiểm tra chấm thi cho 300 cán bộ, công chức, viên chức dự kiến bố trí tham gia đoàn kiểm tra công tác chấm thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Bộ GDĐT.
“Không được để một cán bộ nào không được tham gia tập huấn mà tham gia vào kỳ thi. Cán bộ phải được tập huấn đầy đủ, hiểu công việc được giao, được làm”, ông Cường chia sẻ.
Đã có 10 đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được thành lập tại 20 địa phương tham gia kiểm tra sâu các nội dung chuẩn bị, tổ chức kỳ thi tại một số địa phương. Trong thời gian tới, Bộ GDĐT tiếp tục ban hành các quyết định thành lập các đoàn kiểm tra công tác coi thi, chấm thi tại các địa phương theo tiến độ thời gian công việc.
Ông Cường cũng cho biết, công tác thanh tra, kiểm tra phải tuân thủ quy định của pháp luật; thực hiện đúng quy chế thi và các văn bản liên quan đến việc tổ chức kỳ thi, chỉ đạo của Bộ GDĐT; đúng vị trí, chức trách, nhiệm vụ được giao; bảo đảm nghiêm túc, chặt chẽ, công bằng, khách quan. Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của Bộ GDĐT, UBND tỉnh và Sở GDĐT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.
“Việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm nguyên tắc độc lập của hoạt động thanh tra, kiểm tra, không bỏ sót, khoảng trống, không bị động. Các đoàn thanh tra, kiểm tra thi khoa học, phù hợp, không chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra”, ông Cường nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 13/12, Cục Phòng chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV), Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phương Anh
19:11 13/12/2024(Thanh tra) - Đó là đánh giá của Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt tại hội nghị tổng kết công tác pháp chế 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Pháp chế vào chiều ngày 13/12.
Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Thái Hải
12:49 13/12/2024Hải Hà
12:45 13/12/2024Thái Hải
12:13 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình