Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ sáu, 29/11/2024 - 13:34
(Thanh tra) - Ngày 29/11, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức Hội thảo hoàn thiện đề tài khoa học cơ sở “Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng - Thực trạng và giải pháp” do ThS Nguyễn Đăng Hạnh, Viện CL&KHTT làm chủ nhiệm.
ThS Nguyễn Đăng Hạnh trình bày kết quả nghiên cứu tại hội thảo. Ảnh: TH
Theo ThS Nguyễn Đăng Hạnh, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) luôn được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, toàn diện, bài bản, với quyết tâm chính trị rất cao, đạt được nhiều kết quả quan trọng; tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, để lại ấn tượng tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội; nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
“Để có được kết quả như vậy, công tác phát hiện, xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác đấu tranh PCTN”, chủ nhiệm nhấn mạnh.
Mặt khác, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”. Nhiều chủ trương, giải pháp, quy định mới về xây dựng Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN, tiêu cực được ban hành và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, phát huy hiệu quả ngay sau khi vừa ban hành, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.
Công tác thông tin, truyên truyền, giáo dục PCTN có nhiều đổi mới, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong PCTN, tiêu cực được đề cao; cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố cáo hành vi tham nhũng được xây dựng và tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường; công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả...
Tuy vậy, theo chủ nhiệm đề tài, công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa nhiều chuyển bến, có ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra; vẫn xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan có chức năng PCTN, tiêu cực, gây dư luận không tốt.
Hệ thống pháp luật về xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN chưa đầy đủ. Luật PCTN năm 2018 quy định 12 hành vi tham nhũng, trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, chương XXIII các tội phạm về chức vụ tại mục 1 các tội phạm tham nhũng chỉ quy định 7 tội danh. Tuy nhiên, các hành vi tham nhũng chưa được hình sự hóa, lại chưa có quy định cụ thể về xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính.
Luật PCTN năm 2018 quy định tùy theo tính chất, mức độ phải xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Tuy nhiên, việc xác định tính chất, mức độ như thế nào phải xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN thì chưa được quy định cụ thể, dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng và xử lý trong thực tiễn.
“Đối với việc xử phát vi phạm hành chính, hiện nay chưa có quy định cụ thể về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN”, chủ nhiệm đề tài cho biết.
Bên cạnh đó, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát có thiên hướng nhiều hơn đối với việc phát hiện và xử lý tham nhũng và chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc phát hiện và xử lý các hành vi pháp luật về PCTN khác, do đó hiệu quả phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN chưa đạt hiệu quả cao.
Trên có sở đó, chủ nhiệm đề tài đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả xử lý hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.
Trước hết, hoàn thiện pháp luật xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, Luật PCTN 2018, Nghị định 59, Nghị định 130 quy định về xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Tuy nhiên, việc xác định mức độ, tính chất vi phạm chưa có quy định cụ thể. Vì vậy, Chính phủ cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn về các mức độ, tính chất của vi phạm theo hướng thế nào là vi phạm gây hiệu quả ít nghiêm trọng, vi phạm gây hiệu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng để có cơ sở áp dụng các quy định về xử lý kỷ luật người có hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.
Đối với khu vực ngoài Nhà nước, cần phải xem xét xử lý kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.
Bên cạnh đó, hiện nay pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính chưa có quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, do đó cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp như: Sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020 như quy định hành vi vi phạm pháp luật về PCTN phải được xử phạt vi phạm hành chính; quy định các hình thức xử lý cụ thể; quy định thẩm quyền xử lý.
Xây dựng nghị định riêng về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCTN.
Tại hội thảo, các đại biểu đều cho rằng, đề tài được nghiên cứu chỉn chu, cách tiếp cận vấn đề phù hợp. Cách thức trình bày, bố cục logic, khá toàn diện.
Tuy nhiên, để hoàn thiện đề tài theo mục đích đề ra, theo TS Tạ Thuy Thủy, Viện CL&KHTT, đề tài cần bổ sung thêm 3 hành vi vi phạm pháp luật khu vực ngoài Nhà nước cho đảm bảo nội dung.
Phần 3.1 về phương thức, thẩm quyền, trình tự thủ tục xử lý kỷ luật, chủ nhiệm đề tài cần phân tách rạch ròi hơn nữa. Phần bất cập và nguyên nhân nên tách ra thành 2 phần, không viết chung.
TS Phạm Thị Huệ, Viện CL&KHTT cho rằng, chủ nhiệm đề tài cần cân nhắc số liệu, lọc lại số liệu cho phù hợp với xử lý hình sự và xử lý kỷ luật.
Phần đánh giá thực trạng phải bám sát biện pháp xử lý kỷ luật, trình tự thủ tục nó có vấn đề gì không? Phần đánh giá thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần có sự liên hệ giữa hệ quả của việc xử lý đó như thế nào đối với công tác PCTN.
Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT nên định hình lại hành vi vi phạm pháp luật về PCTN. Đề tài này khuôn lại phạm vi, xác định được hành vi, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bổ sung thêm việc xử lý hành vi vi phạm PCTN trong khu vực tư…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại hồ sơ thẩm định Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo, có đề cập điều chỉnh mức phạt tiền tối đa đối với một số lĩnh vực.
Thái Hải
(Thanh tra) - Quý I/2025, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 146 tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm (ATTP). Sau xử lý, cơ quan chức năng đã công khai các cơ sở vi phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Trọng Tài
T. Minh
Trọng Tài
Bùi Bình
Trọng Tài
Phương Anh
T. Minh
T. Minh
Hoàng Long
Hải Hà
Bùi Bình
Hải Hà
Hương Trà
Thái Hải
Bảo Anh
Trung Hà
Hải Hà