Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/12/2019 - 17:11
(Thanh tra)- Ngày 17/12/2019, Báo Thanh tra đăng bài “Công ty Cổ phần 471 liên tục dùng chứng chỉ giả để trúng thầu”, cho biết: Thời gian qua, Công ty Cổ phần 471 có hành vi gian lận trong đấu thầu bằng cách sử dụng chứng chỉ giả mạo do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp để trúng thầu hàng loạt gói thầu xây dựng công trình giao thông, trong đó nhiều gói thầu có tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Tuyến đường tránh thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) vừa hoàn thành đã hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: Internet
Sau khi Báo đăng, nhiều bạn đọc đã gửi thư và gọi điện thoại đến Tòa soạn Báo Thanh tra, đề nghị cho biết pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với trường hợp một doanh nghiệp có nhân sự chỉ huy trưởng công trình sử dụng chứng chỉ tư vấn giám sát giả để tham gia đấu thầu và đã trúng thầu nhiều công trình sử dụng vốn ngân sách trên cả nước.
Điều rất đáng lo ngại là, hiện nay, một số công trình đã hoàn thành, một số công trình đang triển khai thi công. Như vậy, đối với trường hợp này, doanh nghiệp có hành vi gian lận trên có bị cấm đấu thầu trên phạm vi cả nước tại thời điểm phát hiện ra đơn vị này gian lận hay không?
Ý kiến của chúng tôi:
Điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường được quy định tại Điều 53, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng:
Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Quy định này hiện đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018, có hiệu lực thi hành kể từ 15/9/2018 như sau:
Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 1 công trình từ cấp I hoặc 2 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường ít nhất 1 công trình từ cấp II hoặc 2 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 công trình từ cấp III hoặc 2 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.
Như vậy, đối với các dự án đấu thầu nằm trong khoảng thời gian từ ngày 5/8/2015 đến ngày 15/9/2018 thì chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng là điều kiện bắt buộc của chỉ huy trưởng công trường trừ trường hợp chỉ huy trưởng công trường có chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng tương ứng.
Việc doanh nghiệp sử dụng bộ hồ sơ trong đó có chứng chỉ tư vấn giám sát giả của chỉ huy trưởng công trường để tham gia đấu thầu là hành vi gian lận thuộc một trong các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu được quy định tại Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013. Cụ thể như sau: “ 4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;”
Theo quy định tại Điều 90 Luật Đấu thầu về Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu thì:
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 của Điều này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Điều này cũng được hướng dẫn cụ thể tại khoản 1 Điều 122 của Nghị định số 63/2014/ NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ. Theo đó, đối với hành vi gian lận trong hoạt động đấu thầu đơn vị vi phạm có thể bị áp dụng hình thức cấm tham gia hoạt động đấu thầu với thời hạn từ 3 năm đến 5 năm tùy mức độ vi phạm, cụ thể như sau: “Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu”.
Bên cạnh đó, đối với các dự án đang triển khai đấu thầu, nếu phát hiện bên dự thầu có hành vi gian lận thì áp dụng theo khoản 2 mục b Điều 123 Nghị định số 63/2014/ NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ để đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu, cụ thể: “Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng”;
Như vậy, tại thời điểm sau khi phát hiện sai phạm có hệ thống của đơn vị này thì cơ quan có thẩm quyền (Bộ Kế hoạch Đầu tư) có thể cấm đơn vị này tham gia đấu thầu từ 3 năm đến 5 năm trên phạm vi cả nước, bị đình chỉ hoặc không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu đối với những dự án khác đang tham gia đấu thầu. Đồng thời đơn vị vi phạm có thể còn bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả giấy tờ.
Luật gia, nhà báo Nguyễn Chấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Trung Hà
T.Thanh
Thái Hải
PV
Lâm Ánh
Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình