Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 14/08/2023 - 15:09
(Thanh tra) - Cho ý kiến về Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát lại các điều khoản để luật hóa tối đa những gì nội dung có thể luật hóa được, tránh chuyện “kéo hết quyền hạn các thứ về các bộ”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến một số vấn đề lớn trong việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
Khai thác nước ngầm bừa bãi dẫn đến sạt lở
Nêu ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho hay, đề cập việc đăng ký cấp phép sử dụng, khai thác tài nguyên nước.
Theo ông, dự thảo luật đã quy định cụ thể các trường hợp không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng nước.
Bày tỏ quan điểm cơ bản đồng ý với các trường hợp không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng nước mặt, nhưng với các trường hợp nước ngầm, ông Định đề nghị cân nhắc”.
Bởi theo ông Định, khai thác nước ngầm bừa bãi, không có quản lý gây ảnh hưởng rất lớn.
“Nước ngầm phải hết sức lưu ý, tôi đề nghị nghiên cứu thêm, phải chặt chẽ hơn. Không phải đăng ký cuối cùng sụt đất, rất nguy hiểm”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu ý kiến.
Đồng tình với ông Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng đề nghị rà soát kỹ quy định về đăng ký, cấp phép sử dụng, khai thác nước cho phù hợp, thống nhất. Trong đó, cần quản lý hết sức chặt chẽ với nước ngầm.
“Như Đồng bằng sông Cửu Long khai thác không kiểm soát chặt chẽ, diễn ra khá phổ biến. Đây là lý do dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển do nước ngầm dưới đất khai thác quá mức”, ông Tùng nêu.
Báo cáo của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (cơ quan thẩm tra) nêu, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định về việc miễn đăng ký, cấp phép, miễn thực hiện các thủ tục lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với các công trình ngăn sông, suối dạng đập tạm để ngăn mặn trong mùa khô.
Tiếp thu các ý kiến trên, dự thảo luật đã quy định rõ các đối tượng không phải đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, trong đó có đối tượng hộ gia đình, cá nhân khai thác nước sử dụng cho sinh hoạt.
Các công trình ngăn sông suối quy mô vừa và nhỏ với mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, tạo cảnh quan cũng được miễn phải đăng ký.
Tránh “kéo hết quyền hạn các thứ về bộ”
Cho ý kiến sau đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị rà soát lại các điều khoản quy định chi tiết để luật hóa tối đa những gì nội dung có thể luật hóa được, tránh chuyện “kéo hết quyền hạn các thứ về các bộ”
“Chúng ta vẫn nói câu chuyện phải chống lợi ích nhóm, tiêu cực trong xây dựng pháp luật. Tránh, giảm, hạn chế chuyện xin - cho. Thường bộ nào làm cũng quàng trách nhiệm về cho mình nhưng cuối cùng làm không nổi, lại ảnh hưởng các bên khác”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Với việc cấp phép khai thác, sử dụng nước, Chủ tịch Quốc hội đồng ý quản lý bằng giấy phép là quan trọng, song ông cho rằng, nên tăng thêm các quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí để quản lý, hậu kiểm.
“Nước bao la bể sở thế này thì ngành tài nguyên, các cấp có ngồi trông coi được hết không? Phải quản lý bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn để tất cả người dân tham gia vào quản lý, khai thác, sử dụng”, ông Vương Đình Huệ nêu.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, có những giấy phép là cần thiết nhưng dự luật này chưa chú trọng tới tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Liên quan tới đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cũng cho hay, tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo luật đã bổ sung 4 điều quy định cụ thể về nguyên tắc cấp phép, đối tượng phải đăng ký, cấp phép khai thác sử dụng nước, điều kiện cấp phép tại các điều từ 53 đến 56.
“Quy mô để làm căn cứ cấp phép sẽ được Chính phủ quy định chi tiết để phù hợp với tính đặc thù của nước luôn biến động theo thời gian và không gian”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nêu.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác nhân sự; phòng chống tội phạm, tham nhũng; giải quyết khiếu nại, tố cáo và thông qua nhiều luật, nghị quyết là những nội dung sẽ được Quốc hội bàn thảo, quyết định trong tuần làm việc cuối kỳ họp 8.
Hương Giang
05:30 25/11/2024(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Thu Huyền
TK
Cảnh Nhật
Hương Giang
Văn Thanh
Hương Trà
Lê Hữu Chính
Chu Tuấn - Quang Danh
H.Trang
Văn Thanh
Bùi Bình