Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/02/2019 - 11:33
(Thanh tra)- Một trong những điểm mới đáng chú ý tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức đang được lấy ý kiến là việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu nhưng có vi phạm trong thời gian công tác…
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
2 phương án
Thời gian qua, một số cán bộ, công chức là đảng viên có vi phạm trong thời gian công tác nhưng đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển công tác ra khỏi khu vực Nhà nước đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và xử lý kỷ luật về chính quyền.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có quy định điều chỉnh vấn đề này nên trong quá trình xử lý về mặt hành chính gặp nhiều khó khăn. Một số cán bộ vẫn có tư tưởng "hạ cánh an toàn".
Để bảo đảm đồng bộ với kỷ luật đảng nhằm mục đích xử lý nghiêm những người có sai phạm, lần này đã đề xuất bổ sung quy định cán bộ sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong thời gian công tác và đã bị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật về Đảng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: khiển trách; cảnh cáo; xoá tư cách chức vụ, chức danh đảm nhiệm tại thời điểm vi phạm.
Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật
Theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức hiện hành, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng kể từ thời điểm có hành vi vi phạm đến khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật.
Bộ Nội vụ cho rằng, quy định thời hiệu như vậy thực tế là quá ngắn, không bảo đảm tính nghiêm khắc đối với việc xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Một số trường hợp đã bị xử lý kỷ luật về Đảng (hoặc đã bị xử lý hình sự nhưng cho hưởng án treo) khi xét kỷ luật theo quy định của Luật thì đã hết thời hiệu.
Vì vậy, Ban soạn thảo cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 80 theo hướng kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật là 60 tháng. Với hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng như cán bộ, công chức đang công tác hoặc khi chuyển công tác, nghỉ hưu, nghỉ việc có hành vi vi phạm nghiêm trọng đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng; sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả, không hợp pháp… thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật.
Trên cơ sở đó, Ban soạn thảo đưa ra 2 phương án xin ý kiến Chính phủ:
Phương án 1: Quy định xử lý kỷ luật đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong quá trình công tác nay đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà không còn là cán bộ, công chức, viên chức.
Phương án 2: Quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo từ cấp Thứ trưởng và tương đương trở lên ở Trung ương và cấp phó Chủ tịch tỉnh và tương đương trở lên ở địa phương có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác nay đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mà không còn là cán bộ, công chức.
Kỷ luật đến cấp nào thì nghiêm minh?
Ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ), Tổ phó Tổ biên tập dự án luật cho biết, với dự án luật này đã tổ chức nhiều hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và thu được nhiều quan điểm khác nhau về xử lý cán bộ đã nghỉ hưu.
“Chúng ta cần phân biệt xử lý mang tính chất tuyên truyền, cảnh báo và xử lý mang tính trừng phạt. Xử lý mang tính trừng phạt đã chiểu theo pháp luật hình sự hoặc cách chức, hạ lương với cán bộ đương chức. Còn với những người đã về hưu thì mang tính chất giáo dục, cảnh báo là chính. Do đó, có ý kiến cho rằng mở ra ở cán bộ cấp quá nhỏ thì tính chất cảnh báo cũng thấp”, ông Long thông tin.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức nói thêm, thực hiện chủ trương của Đảng về xử lý nghiêm minh đối với cán bộ vi phạm ngay cả khi đã về hưu, chuyển công tác, Bộ Nội vụ đang đưa ra 2 phương án để lấy ý kiến đóng góp.
Xung quanh vấn đề này, theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, đã là vi phạm thì nên xử lý để tránh tư duy cho rằng có thể thoát khỏi việc bị trừng phạt dẫn đến tư duy nhiệm kỳ, dẫn đến “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
“Nếu chúng ta sợ mở rộng đối tượng đông quá không xử lý xuể thì phải làm sao để cho bớt đi, chính là răn đe ngay từ ban đầu để người ta không dám làm nữa vì dù về hưu bao nhiêu năm anh vẫn cứ phải chịu trách nhiệm. Tôi cho rằng mình không ngại đông, đã vi phạm thì nên xử lý”, ông Dĩnh nêu quan điểm.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thì cho rằng, nên áp dụng với tất cả những người có chức vụ, không quan trọng cấp nào, vì anh có “nguyên” - nguyên trưởng phòng, nguyên Cục trưởng... “Nguyên” tạm coi là cái "tước" của anh, thì có thể cách cái “nguyên” đó như một vấn đề danh dự. Còn với người không có chức vụ thì thôi”.
Trong 3 năm qua trở lại đây, đã có 11 Ủy viên Trung ương đã nghỉ hưu vẫn bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Đơn cử: Tháng 1/2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết và sau đó Thủ tướng ra quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.Tháng 10/2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và sau đó Thủ tướng đã quyết định xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Thông tin Truyền thông nhiệm kỳ 2011 -2016 đối với ông Nguyễn Bắc Son.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền