Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Văn hóa tâm linh và bài học về lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi

Nguyễn Kế

Chủ nhật, 06/11/2022 - 15:02

(Thanh tra) - Trong đời sống xã hội hiện nay, mê tín, dị đoan được coi là hiện tượng có tính phổ biến trong cộng đồng dân cư không chỉ ở Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Hiện tượng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi, đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người. Ảnh: Internet

 Mê tín, dị đoan là một hủ tục ở Việt Nam. Điều đáng quan ngại là, cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước trên mọi lĩnh vực, thì hiện tượng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại, biến tướng dưới nhiều hình thức tinh vi, đánh vào tâm lý nhẹ dạ, cả tin và sự thiếu hiểu biết của nhiều người.

Hiện nay, nhiều hoạt động mê tín, dị đoan núp bóng dưới danh nghĩa phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo trở nên khó kiểm soát. Không ít người dân vì không phân biệt được giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín, dị đoan nên đã có hành vi vi phạm pháp luật.

Dân tộc nào cũng có tín ngưỡng, văn hóa, niềm tin tôn giáo của riêng mình. Các tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian, dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Cho dù một số tôn giáo, tín ngưỡng có những yếu tố huyền ảo, mang tính truyền thuyết, thì mục đích chung hướng tới vẫn là niềm tin bất diệt về một đấng thiêng liêng, siêu nhiên, có quyền năng ban thưởng cho những hành động đẹp, những con người tốt bụng, hay trừng phạt những việc làm xấu, những kẻ độc ác... Qua đó, đức tin đã giúp con người tự răn mình, điều chỉnh hành vi, cách ứng xử; hay noi theo những tấm gương sáng; phản bác, lên án những kẻ xấu. Tựu chung là, tôn giáo hay tín ngưỡng nào cũng đều nhằm hướng tới những giá trị tốt đẹp chân - thiện - mỹ.

Điều không hiếm gặp vào đầu năm mới, một cảnh tượng gây phản cảm thường xảy ra tại nhiều cơ sở thờ tự như đền, chùa, miếu mạo… là tình trạng người dân chen lấn, xô đẩy tranh cướp lộc, rải tiền, xoa tiền vào tượng Phật, đốt tiền, vàng mã số lượng lớn...

Thậm chí là xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng hoạt động tín ngưỡng để thực hiện các hành vi phản văn hóa, lệch chuẩn mà biểu hiện rõ nhất là các hành vi mê tín dị đoan, "buôn thần bán thánh", gửi gắm niềm tin vào những điều mê lầm với tâm lý mê muội và những cách thực hành bất thường, đem đến những hậu quả tiêu cực, phản giá trị cho bản thân và xã hội.

Nếu Covid là thứ bệnh dịch đe dọa sức khỏe con người thì vấn nạn mê tín, dị đoan cũng là một loại dịch bệnh, đe dọa đời sống văn hóa, tinh thần kéo theo những hệ lụy về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh trật tự...

Nếu như trong cuộc chiến với Covid-19, chúng ta phải nhanh chóng, thần tốc, quyết liệt, thì trận chiến với mê tín, dị đoan lại là cuộc chiến thầm lặng, dài lâu, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và khéo léo. Cuộc chiến cam go ấy rất cần đến sự chung tay góp sức của các cấp trong hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, trong đó, công đoàn cần là tổ chức đi đầu trong nêu gương, tuyên truyền, vận động công nhân, lao động và gia đình có niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng lành mạnh và văn minh.

Mê tín, dị đoan, tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép…) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng. Ảnh: Internet

Cách đây vài năm, việc một giáo phái có tên "Hội thánh Đức chúa trời" xuất hiện và lan nhanh trong cộng đồng đã khiến dư luận không khỏi ngỡ ngàng. Ðiều đáng nói là, giáo phái này tuyên truyền những giáo lý đi ngược lại văn hóa, đạo lý của người Việt Nam như bất hiếu, phủ nhận vai trò của các bậc sinh thành, đập bát hương tổ tiên, vô trách nhiệm với gia đình, người thân... hay hoạt động mê tín, dị đoan dưới hình thức truyền bá 'vong báo oán', 'giải nghiệp' và nhận tiền dưới hình thức công đức đã diễn ra công khai trong nhiều năm tại chùa Ba Vàng (TP Uông Bí, Quảng Ninh).

Cùng với đó, biểu hiện mê tín, dị đoan dưới nhiều hình thức đa dạng, tinh vi khác vẫn đang diễn ra mọi lúc, mọi nơi trong xã hội. Rồi tình trạng lợi dụng mạng xã hội để đề cập các dịch vụ tâm linh nhưng thực chất là mê tín, dị đoan cũng được quảng bá, công khai chào mời.

Ðó là các ví dụ gây hậu quả nghiêm trọng trong rất nhiều hành vi mê tín, dị đoan đã gây ra những hậu quả tiêu cực, thậm chí rất xót xa mà chúng ta từng gặp, từng biết trong cuộc sống ngày nay.

Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo (2016) quy định: Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo; nghiêm cấm phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo; xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường; xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác…

Tôn trọng tín ngưỡng, tôn giáo là hiến định. Chống mê tín, dị đoan cũng là hiến định. Bên cạnh đó, vai trò của các loại hình nghệ thuật và các chính sách văn hóa cũng hết sức quan trọng trong việc bài trừ mê tín, dị đoan, giảm thiểu tác hại của nó.

Mỗi tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình sẽ là phương cách tốt nhất giúp loại bỏ nạn mê tín, dị đoan trong đời sống. Vì vậy, việc bảo vệ, phát huy những giá trị thiêng liêng, bản chất tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo, tín ngưỡng dân gian, đồng thời góp phần quản lý, giám sát, bài trừ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội, mê tín, dị đoan và những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến mọi mặt đời sống xã hội, vì một đất nước Việt Nam phát triển hiện đại, văn minh, vừa theo kịp với dòng chảy của thế giới, vừa vẹn nguyên bản sắc đậm nét của dân tộc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm