Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ ba, 25/10/2022 - 21:59
(Thanh tra)- Là tên đề tài nghiên cứu khoa học do TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra, Thanh tra Chính phủ đăng ký nghiên cứu vừa được Hội đồng Thuyết minh thống nhất phê duyệt nghiên cứu năm 2023 vào ngày 25/10.
TS Nguyễn Huy Hoàng - Chủ nhiệm Đề tài trình bày nội dung thuyết minh. Ảnh: TH
Hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN) là những lĩnh vực rất đa dạng, phức tạp và nhạy cảm, liên quan đến mọi chủ thể và hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Khác với nhiều hoạt động quản lý Nhà nước khác, tính nhạy cảm và yêu cầu bảo mật thông tin trong lĩnh vực hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN là tối quan trọng và được bảo vệ bởi Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước.
Tại Điều 7, Khoản 14 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước quy định các thông tin về kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết KNTC và PCTN như chiến lược, kế hoạch, đề tài về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, giải quyết KNTC và PCTN; thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết KNTC và PCTN thuộc phạm vi bí mật Nhà nước.
Bên cạnh đó, nhiều nội dung thuộc quy trình, thông tin trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN không thuộc nội dung bí mật Nhà nước hoàn toàn có thể ứng dụng công nghệ số nhằm cải thiện, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động trong thực tiễn.
Tổng kết 9 năm thi hành Luật Thanh tra cho thấy, trong giai đoạn từ 1/7/2011 - 30/6/2019, toàn ngành Thanh tra triển khai hơn 1,73 triệu cuộc thanh, kiểm tra. Đây là những dữ liệu lớn, không một cá nhân, tổ chức nào đủ sức phân tích, xử lý thông tin của khoảng 2 triệu cuộc thanh, kiểm tra chuyên ngành của ngành Thanh tra trong cả nước tính từ khi Luật Thanh tra 2010 có hiệu lực đến nay nếu không ứng dụng công nghệ số (big data, trí tuệ nhân tạo AI).
Chủ nhiệm Đề tài cho rằng, người ta có thể ước đoán chủ quan mà không thể đưa ra con số chính xác về mức độ trùng lặp, chồng chéo của các cuộc thanh tra; các hành vi vi phạm pháp luật; bao nhiêu cuộc thanh tra bị chậm tiến độ, hoãn hoàn, dừng; bình quân số ngày thực tế thực hiện một cuộc thanh tra từ khi han hành quyết điịnh cho đến khi ban hành kết luận thanh tra; bao nhiêu kết luận thanh tra không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng, một phần; bao nhiêu kết luận thanh tra bị thu hồi, sửa đổi…
“Không chỉ thế, những bài học kinh nghiệm sâu sắc và lớn nhất từ 2 triệu cuộc thanh tra, kiểm tra đó là gì? Những rủi ro nào trong hoạt động thanh tra cần tập trung quản trị? Nó chỉ được rút ra khi không bỏ sót thông tin về hoạt động thanh tra dù chỉ 1 cuộc. Và điều này chỉ có thể thực hiện được bởi công nghệ số”, ông Hoàng nhấn mạnh.
Nhận thức được vai trò công nghệ số, Thanh tra Chính phủ với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN trong thời gian qua đã có nhiều bước đi cụ thể, đáng ghi nhận trong ứng dụng công nghệ số vào hoạt động của cơ quan và ngành Thanh tra.
Đó là việc đã triển khai và đưa vào sử dụng trong toàn quốc hệ thống cơ sở dữ liệu về báo cáo công tác thanh tra, giải quyết KNTC và PCTN theo quy định của Thông tư 02/2021/TT-TTCP của Tổng Thanh tra về chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN đầu tư và triển khai thực hiện Dự án Xây dựng nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung và Dự án Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập.
Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN không còn phải bàn đến việc có làm hay không mà vấn đề là ở chỗ phải làm như thế nào? Mức độ, phạm vi, nội dung đến đâu? Những yêu cầu nào đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ số? Bên cạnh những thuận lơi đang có thì những rào cản, thách thức nào đang và sẽ đặt ra khi ứng dụng công nghệ số? Đây là những câu hỏi bức thiết cần phải được nghiên cứu, tìm ra câu trả lời sớm nhất.
Xuất phát từ những cơ sở trên, việc nghiên cứu Đề tài “Ứng dụng công nghệ số trong hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN” là cấp thiết.
Tại hội nghị, các thành viên Hội đồng Thuyết minh đều đánh giá đề tài mang tính ứng dụng cao. Tuy nhiên, các vấn đề đặt ra trong thuyết minh đề tài khá rộng, cần khoanh lại mục tiêu cụ thể cho rõ hơn để có định hướng rõ hơn.
Về mục tiêu nghiên cứu chính, tập trung vào việc đề xuất quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.
Đối tượng nghiên cứu, đề tài nên khuôn lại chính sách, pháp luật và thực tiễn ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN.
Tính cấp thiết, cần khuôn lại gọn hơn, cần bổ sung những kết quả ban đầu của chuyển đổi số, nhu cầu cần thiết theo quan điểm của Đảng và Chính phủ; đảm bảo sự đồng bộ số hóa trong các lĩnh vực khác; nhu cầu khách quan tự thân của lĩnh vực cơ quan hành chính Nhà nước; sự thiếu đồng bộ trong hạ tầng, nhân lực…
Về nội dung, tại Chương I cần bổ sung quan niệm về công nghệ số, hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC và PCTN gồm những nội dung gì để số hóa;
Chương 2, bổ sung thực trạng ứng dụng trên các moldule, phân tích thực trạng chính sách; nhận định, bình luận, so sánh với chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Chương 3, cần cụ thể hóa hơn, bổ sung xu hướng và cần có đề xuất quan điểm số hóa, gắn với quản lý Nhà nước; đề xuất nội dung theo moldule, theo lộ trình thực hiện; đề xuất các giải pháp thực hiện.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương