Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ tư, 23/08/2023 - 17:07
(Thanh tra) - Ngày 23/8, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra đã tổ chức hội thảo đề tài khoa học cấp bộ lần 2 với chủ đề “Thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng (PCTN)” do TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra làm Chủ nhiệm.
TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra. Ảnh: TH
TS Cung Phi Hùng cho biết, thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 PCTN trước hết là trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật PCTN. So với phương pháp truyền thống, ứng dụng công nghệ 4.0 trong công tác này đến nay còn hạn chế, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN cho người dân và người có chức vụ, quyền hạn vẫn là hình thức.
Việc đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa thực hiện được nhiều; đến thời điểm này, không có giáo trình chính thức đào tạo về PCTN cho học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2019 - 2021 đến hết năm 2021, 100% chương trình đào tạo thuộc các loại hình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có nội dung về chính sách, pháp luật về PCTN, đạo đức liêm chính; đến hết năm 2021 có 100% lãnh đạo doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, đơn vị nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; có 100% người lao động tại cơ quan nghiên cứu, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp… được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN.
Đến thời điểm này, không có báo cáo thống kê trên cả nước về kết quả thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg này. Tuy nhiên, trên thực tế, con số thực hiện được còn rất khiêm tốn.
“Như vậy, việc đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm PCTN vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng theo phương pháp truyền thống rất khó thực thi vì các phương pháp này có triển khai quyết liệt thì số người được tuyên truyền, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm PCTN sẽ rất hạn chế (vài chục người trong một lớp)”, TS Cung Phi Hùng cho hay.
Trong khi đó, nếu ứng dụng công nghệ 4.0 trong tuyên truyền, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm PCTN sẽ không giới hạn số người tham dự. Hơn nữa, các giáo trình tuyên truyền, giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm PCTN được đưa lên đám mây, đưa lên các kho dữ liệu của Android và Ios, người dùng chỉ việc tải về máy điện thoại có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.
Về thực trạng hoạt động giám sát PCTN, Luật PCTN chỉ quy định các cơ quan giám sát: Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc, ủy ban của Quốc hội; Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; HĐND, thường trực HĐND, ban của HĐND, tổ đại biểu HĐND, đại biểu HHĐND. Hoạt động giám sát của các cơ quan này đều theo phương pháp truyền thống nên có sự chồng chéo, trùng lắp, không thống nhất của hệ thống pháp luật về công tác PCTN, phạm vi điều chỉnh của Luật PCTN mới chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước, hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng còn thấp, các đơn vị chuyên trách chống tham nhũng chưa hiệu quả…
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc giám sát PCTN sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế của công tác giám sát theo phương pháp truyền thống. Ứng dụng công nghệ 4.0 xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về PCTN. Khi có cơ sở dữ liệu quốc gia về PCTN, toàn xã hội có thể tham gia vào công tác giám sát hiệu quả.
Bên cạnh đó, hiện nay cho thấy, việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình nhằm PCTN ở Việt Nam vẫn còn bất cập cần được tiếp tục hoàn thiện pháp luật để nâng cao năng lực quản trị quốc gia, đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước trong thời kỳ mới; đặc biệt là trong công cuộc đấu tranh PCTN mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm thực hiện trong suốt thời gian qua.
Theo quy định của Luật PCTN, các hình thức công khai bao gồm: Công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị; thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng tải trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; tổ chức họp báo; cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
“Việc công khai theo phương pháp truyền thống này có nhiều bất cập như giao cho người đứng đầu chọn một hay nhiều hình thức công khai; nếu người đứng đầu có lợi ích nhóm với người tham nhũng bị phát hiện phải công khai thì người đứng đầu sẽ chọn công khai “công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị” hay “niêm yết tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị”...
Những hình công khai này hoàn toàn mang tính hình thức, công bố xong là xong. Nếu sử dụng công khai ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ khắc phục được bất cập, hạn chế này. Cụ thể: Chỉ dùng duy nhất một hình thức công khai trên mạng; tự động công khai những phần biến động tài sản cố định được tự động kết xuất ra từ cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản thu nhập, về PCTN….” - ông Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ khắc phục được những tồn tại hạn chế trong cải cách hành chính như: Các thủ tục hành chính được triển khai trực tuyến trên mọi lĩnh vực; mọi người dân chỉ ở nhà cũng có thể thực hiện được các thủ tục hành chính theo nhu cầu của mình; tích hợp các cơ sở giữ liệu quốc gia của các lĩnh vực để phục vụ người dân giải quyết mọi công việc có liên quan; tiết kiệm được thời gian, chi phí; phòng, chống tham nhũng hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí tài nguyên của đất nước.
Cho ý kiến tại cuộc họp, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị của Ban Chủ nhiệm đề tài, các nội dung về phần thực trạng phong phú, đầy đủ, đúng với những góp ý tại hội thảo lần 1. Phân bố các nội dung hợp lý, phần thực trạng đã nêu được cả khung chính sách, pháp luật có liên quan; đánh giá được các mặt được và chưa được của phương pháp truyền thống trong công tác PCTN và đưa ra các luận điểm để chứng minh rằng ứng dụng công nghệ 4.0 sẽ khắc phục được các tồn tại hạn chế trong công tác PCTN hiện nay.
Tuy nhiên, Ban Chủ nhiệm đề tài cần cần đánh giá thực trạng hiện nay về quy định ứng dụng 4.0 như thế nào trong công tác PCTN để làm tiền đề cho việc đưa ra các giải pháp ở Chương 3 đề tài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phát huy kết quả đạt được, với quyết tâm thực hiện tốt công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn, tỉnh Thái Bình đang quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, cấp bách, có hiệu quả hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm…
Trọng Tài
13:14 13/11/2024(Thanh tra) - Xác định công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển bền vững của ngành Thủy sản, thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã và đang quyết liệt triển khai khai đồng bộ nhiều giải pháp, siết chặt quản lý; qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.
Trọng Tài
11:17 13/11/2024Trần Quý
23:07 12/11/2024Trần Quý
18:48 12/11/2024Hải Hà
15:09 12/11/2024Thái Hải
21:39 11/11/2024Chính Bình
Thanh Giang
Nam Dũng
Hương Giang
Bùi Bình
Thành Nam
Hương Giang
Hương Trà
Uyên Uyên
Văn Thanh
Thanh Nhung
Chính Bình