Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phòng, chống tham nhũng

Thái Hải

Thứ ba, 23/11/2021 - 22:38

(Thanh tra) - Là đề tài khoa học cấp bộ của TS. Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) làm Chủ nhiệm vừa được Hội đồng Tư vấn, tuyển chọn đề tài khoa học của Thanh tra Chính phủ (TTCP) phê duyệt nghiên cứu.

Ban Chủ nhiệm đề tài trình bày thuyết minh. Ảnh: TH

Theo TS. Cung Phi Hùng, công nghệ 4.0 là công cụ phòng, chống tham nhũng (PCTN) hiệu quả trong bối cảnh hiện nay đã xuất hiện những cách thức tham nhũng mới với phương thức tinh vi, phức tạp (tội phạm công nghệ mạng). Xuất phát từ yêu cầu trên, việc áp công nghệ 4.0 trong PCTN là một nhu cầu tất yếu trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt cùng với bối cảnh xây dựng Chính phủ điện tử mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang đặt ra.

Với mục tiêu trên, thuyết minh dự kiến nghiên cứu về cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN; thực trạng ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN;  giải pháp ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN.

Cho ý kiến vào nội dung thuyết minh, ThS. Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế cho rằng, mục tiêu nghiên cứu của thuyết minh đề tài quá rộng, do vậy cần tiếp cận hướng vào việc ứng dụng những thành quả của công nghệ 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện Luật PCTN sẽ phù hợp hơn. Do vậy, ông Tuấn Anh đề xuất ý kiến đổi tên đề tài thành: “Ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trong PCTN”.

Ông Tuấn Anh cũng đề xuất phần lý luận cần làm rõ những vấn đề như: Nội hàm công nghệ 4.0; những thành tựu của công nghệ 4.0 đang được sử dụng trong PCTN hiện nay; kinh nghiệm ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN trên thế giới. Phần thực trạng, cần tập trung đánh giá vào 2 nội dung: Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong đấu tranh PCTN; thực hiện pháp luật và yêu cầu đặt ra của việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả PCTN. Nội dung 3, cần bổ sung các điều kiện đảm bảo của việc ứng dụng CNTT trong PCTN: điều kiện về thể chế (văn bản dưới luật), nhân lực, cơ sở vật chất…

Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục PCTN đồng ý với quan điểm của ThS. Nguyễn Tuấn Anh về việc cần khuôn lại phạm vi nghiên cứu. Theo đó, cần hướng tới việc ứng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả PCTN ở phạm vi cơ quan TTCP sẽ phù hợp hơn. Các nội dung: Thúc đẩy công khai, minh bạch, kiểm soát xung đột lợi ích, kê khai, tài sản, thu nhập… là những trụ cột quan trọng cần được nhấn mạnh trong nội dung 1. Phần thực trạng, cần có đánh giá về những thách thức của việc áp dụng CNTT trong PCTN tại Việt Nam hiện nay.

ThS. Lê Đức Trung, Trưởng phòng Thông tin, Tư liệu và Thư viện, Viện CL&KHTT cho rằng, thuyết minh đề tài cần thống nhất việc sử dụng cụm từ công nghệ 4.0 và công nghiệp 4.0 do nội hàm của hai cụm từ này là khác nhau. Phần lý luận cần làm rõ một số vấn đề: Nội dung công nghệ 4.0; nguyên tắc ứng dụng công nghệ 4.0; thẩm quyền ứng dụng công nghệ 4.0; trình tự, thủ tục ứng dụng công nghệ 4.0; các yếu tố ảnh hưởng.

Tổng hợp ý kiến TS. Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT, Chủ tịch Hội đồng cho ý kiến đánh giá đồng thời kết luận về những nội dung của thuyết minh. Theo đó, tên đề tài vẫn giữ nguyên, tuy nhiên mục tiêu và phạm vi nghiên cứu sẽ khuôn lại cho phù hợp. Về đối tượng nghiên cứu, hướng vào việc thực hiện pháp luật và thực tiễn ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN. Về mặt thời gian: Nghiên cứu việc ứng dụng công nghệ 4.0 từ năm 2018 đến nay. Với những tiêu chí cơ bản nêu trên, tính cấp thiết của đề tài cũng cần được điều chỉnh, gia cố cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra. Theo đó, các nội dung nghiên cứu sẽ được triển khai với các nội dung:

Nội dung 1 đổi tên thành “Những vấn đề chung về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN” với các nội dung: Những vấn đề cơ bản về PCTN; Những vấn đề về ứng dụng công nghệ 4.0 nói chung; Những vấn đề về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN (trong xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về PCTN; công khai, minh bạch về công tác PCTN; trách nhiệm giải trình; thông tin báo cáo, trách nhiệm giải trình, chỉ đạo điều hành, hợp tác quốc tế về PCTN…); Những yếu tố ảnh hưởng tới việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN (yếu tố chính trị, pháp luật, cơ sở vật chất, nhân lực…); Kinh nghiệm quốc tế của việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN.

Nội dung 2 tiếp cận nghiên cứu với những nội dung: Sự thay đổi của các loại hình tham nhũng trong thời đại 4.0 hiện nay; Chính sách pháp luật về ứng dụng công nghệ 4.0 trong PCTN; Thực trạng việc áp dụng các biện pháp PCTN hiện nay (phương pháp truyền thống); Thực trạng ứng dụng CNTT trong PCTN.

Nội dung 3: Bổ sung giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về PCTN, đây được coi là một trong những giải pháp trọng tâm đáp ứng yêu cầu về phòng, chống tội phạm công nghệ mạng nói riêng cũng như yêu cầu đặt ra trong việc xây dựng Chính phủ điện tử nói chung trong thời gian tới.

Với những kết quả đạt được, Hội đồng Tư vấn và Tuyển chọn đề tài thống nhất thông qua phê duyệt thuyết minh đề tài. Ban Chủ nhiệm đề tài bổ sung, chỉnh sửa nhằm hoàn thiện thuyết minh theo kết luận của Hội đồng tại cuộc họp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cần điều chỉnh “xét tuyển sớm” để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh

Cần điều chỉnh “xét tuyển sớm” để đảm bảo công bằng cho tất cả các thí sinh

(Thanh tra) - Cho ý kiến vào Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, đa số các ý kiến của các chuyên gia giáo dục đều ủng hộ việc bỏ hình thức xét tuyển sớm và cần siết chặt lại các quy định, để công tác tuyển sinh công bằng và hiệu quả hơn.

Lê Phương

21:30 06/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm