Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/05/2015 - 14:06
(Thanh tra)- Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 29/2013/TT-BCT của Bộ Công thương về tổ chức và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công thương, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công thương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo quy định tại Thông tư, bộ phận tham mưu về công tác thanh tra chuyên ngành tại Cục, Chi cục có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng, Chi cục trưởng tổ chức thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành trong phạm vi thẩm quyền quản lý của Cục, Chi cục.
Bộ phận tham mưu này được tổ chức thành Phòng hoặc giao bộ phận khác của Cục, Chi cục kiêm nhiệm do Bộ trưởng Bộ Công thương hay người có thẩm quyền quyết định thành lập theo quy định của pháp luật và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ phận tham mưu theo quy định tại Nghị định 07 cuả Chính phủ.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục, Chi cục, Điều 4 Thông tư quy định, Cục xây dựng kế hoạch gửi Thanh tra Bộ tổng hợp trình Giám đốc Sở Công thương phê duyệt và tổ chức thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; thanh tra những lĩnh vực có dấu hiệu vi phạm pháp luật hay những vụ việc khác do Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình; tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Điều 17 của Thông tư.
Thông tư cũng quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng, Chi cục trưởng được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cụ thể: Cục trưởng, Chi cục trưởng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra chuyên ngành được giao; quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra Bộ, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở; phân công hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền phân công công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; kiến nghị người có thẩm quyền xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý của mình; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành, lĩnh vực; căn cứ hướng dẫn, định hướng của cơ quan cấp trên và việc phân tích thông tin về đối tượng; điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành hàng năm theo chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên; đề xuất của Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở; đề xuất của thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Cục trưởng đề nghị Chánh Thanh tra Bộ trình Bộ trưởng phê duyệt diều chỉnh kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra chuyên ngành của Cục và Chi cục được ban hành cùng với Kế hoạch thanh tra của Bộ Công thương và Sở Công thương. Thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch hàng năm đối với kế hoạch thanh tra của các Cục do Bộ trưởng phê duyệt, của các Chi cục do Giám đốc Sở phê duyệt. Khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tổ chức thành đoàn hoặc tổ có từ hai người trở lên, trong đó có công chức thanh tra chuyên ngành.
Cục, Chi cục có trách nhiệm tổng hợp báo cáo về công tác thanh tra chuyên ngành gửi Thanh tra Bộ và Thanh tra Sở; Thanh tra Sở có trách nhiệm tổng hợp về công tác thanh tra chuyên ngành báo cáo Giám đốc Sở, Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thanh tra Bộ có trách nhiệm tổng hợp về công tác thanh tra chuyên ngành báo cáo Bộ trưởng và Thanh tra Chính phủ.
Báo cáo định kỳ về công tác thanh tra bao gồm báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và hàng năm. Nội dung báo cáo phải khái quát được tình hình thực hiện kế hoạch, kết quả thực hiện công tác thanh tra trong kỳ báo cáo; đánh giá ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân của ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm, kinh nghiệm rút ra qua tổ chức, chỉ đạo và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành; những định hướng, mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ cụ thể trong công tác thanh tra chuyên ngành sẽ được tập trung thực hiện trong kỳ báo cáo tiếp theo và các kiến nghị, đề xuất...
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ 1/1/2025, theo Thông tư số 59/2024 ngày 7/11/2024 của Bộ Công an, sẽ tiến hành thu thập ảnh chân dung, vân tay của công dân tại các cửa khẩu theo quy định của pháp luật.
PV
15:40 13/12/2024(Thanh tra) - Sáng nay (13/12), tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tài chính phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 với cộng đồng doanh nghiệp phía Nam.
Trần Quý
15:21 13/12/2024Cảnh Nhật
12:51 13/12/2024Thái Hải
12:16 12/12/2024Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà